Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Đà Nẵng: Cộng đồng công nghệ thông tin nói gì về Java Microservices?

Ngày 1-10, tại TP Đà Nẵng, công ty KMS Technology đã tổ chức sự kiện TechTalk Đà Nẵng - sân chơi kết nối cộng đồng công nghệ thông tin tại khu vực Đà Nẵng và miền Trung. Sự kiện với sự tham gia của các công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại Đà Nẵng như ONE Tech Stop Vietnam, Paradox Vietnam, Est Rouge United, cùng GDG miền Trung và KMS Technology.

Đà Nẵng: Cộng đồng công nghệ thông tin nói gì về Java Microservices? - Ảnh 1.

Diễn giả Dũng Nguyễn, Senior Software Engineer tại KMS Healthcare chia sẻ tại diễn đàn Đà Nẵng TechTalk

Chương trình có sự tham gia của các công ty công nghệ nổi bật với dàn diễn giả dày dặn kinh nghiệm. Chương trình tập trung về chủ đề Java Microservices (một phương pháp đặc biệt được ứng dụng trong phát triển hệ thống phần mềm) nhằm phân tích các vấn đề về nhất quán dữ liệu của kiến trúc microservices.

Diễn giả Dũng Nguyễn, Senior Software Engineer tại KMS Healthcare cho biết những ưu và nhược điểm của những giải pháp hiện có như thuật toán 2PC, cách tiếp cận với Sagas Pattern, cùng phần demo với Java...

Với chủ đề về kết nối giao tiếp trong Microservices, tại chương trình, các diễn giả cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và sâu sát nhất về cách thức inter-process, về Synchronous & Asynchronous và các hình thức giao tiếp.

Đà Nẵng: Cộng đồng công nghệ thông tin nói gì về Java Microservices? - Ảnh 2.

Đà Nẵng TechTalk là cơ hội để cộng đồng và doanh nghiệp công nghệ thông tin tăng cường giao lưu, kết nối

Ngoài ra, cộng đồng công nghệ thông tin tham gia chương trình lần này cũng tiếp cận với những chia sẻ và tọa đàm từ các kỹ sư kỳ cựu của làng công nghệ Đà Nẵng. Những kinh nghiệm, thực tế và hữu dụng nhất, những vấn đề về tính nhất quán, toàn vẹn dữ liệu cũng như cách thức giao tiếp giữa các services cũng được các diễn giả giải đáp trong TechTalk Đà Nẵng.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc điều hành KMS Technology, lần đầu mở rộng ra với cộng đồng, chương trình Đà Nẵng TechTalk nhằm tạo nên những sự kiện chia sẻ kiến thức bổ ích đối với đội ngũ công nghệ thông tin đang tăng trưởng vượt trội.

"Đây là sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo bước đệm cho nhiều hoạt động khác trong tương lai, tạo điều kiện giao lưu và kết nối với nhiều cộng đồng và doanh nghiệp công nghệ thông tin tại khu vực Đà Nẵng và miền Trung", ông Hiếu cho biết.

Microservices là một phương pháp đặc biệt được ứng dụng trong phát triển hệ thống phần mềm. Phương pháp này sẽ cố gắng tập trung vào việc xây dựng các mô-đun đơn chức năng với các giao diện và hoạt động được xác định rõ ràng.

Hải Định

Trước ống kính camera cộng đồng

Hai người can dự đầu tiên có lẽ không biết mình đang "diễn xuất" trước ống kính camera. Một trong 2 người tới sau tuy cẩn thận ngó trước nhìn sau xem có ai quay phim không rồi mới "nhập cuộc" nhưng lại không nghĩ tới những chiếc camera an ninh mà người dân gắn để bảo vệ nhà hay cơ sở làm ăn của mình.

Ngày xưa, người ta hay nhắc tới cụm từ "mắt dân là mắt khóm". Ngày nay, với sự phổ cập của các thiết bị có khả năng ghi hình - từ smartphone đến camera chuyên dụng cho hội họp, gọi video call hay camera an ninh - ai cũng có nguy cơ bị ghi hình ngay cả trong phòng kín. Với những chiếc web cam có nối internet, nguy cơ bị ghi hình do vô tình bật máy hay bị "tin tặc" xâm nhập mạng… là rất cao.

Các hộ gia đình ở một khu phố của quận 5, TP HCM cũng vừa đóng góp tiền để lắp đặt hệ thống camera an ninh cho khu phố khi gần đây xảy ra mấy vụ trộm cắp. Đây là những camera bổ sung cho hệ thống camera của công an trước đó đã gắn ở các hẻm lớn và các khu vực phức tạp.

Trên các đường phố, nhất là tại những giao lộ, từ lâu, người tham gia lưu thông không còn lạ với những camera giao thông đang miệt mài ngày đêm ghi hình. Có những địa phương còn cẩn thận gắn những bảng cảnh báo cho người dân biết ở khu vực đó có gắn camera.

Phổ biến nhất là những người sử dụng smartphone luôn có sẵn thiết bị ghi hình; không kể những người chuyên ghi hình cuộc sống như YouTuber, TikToker… luôn chĩa ống kính khắp nơi mình có mặt, những người dùng smartphone bình thường vẫn có thể ghi hình những vụ việc, cảnh tượng tình cờ xảy ra trước mắt. Giống như trong các bộ phim hình sự quốc tế, sự kết hợp của các camera giao thông và các camera an ninh của cơ quan, tổ chức và người dân có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, cụ thể là truy tìm tội phạm.

Tùy luật pháp của từng nước mà hình ảnh ghi từ các camera cộng đồng có được coi như bằng chứng tội phạm hay không? Tuy vậy, đây vẫn là nguồn dữ liệu quý giá để các cơ quan chức năng thu thập những chứng cứ, manh mối ban đầu phục vụ công cuộc điều tra của mình.

Vì vậy, cần có những quy định cụ thể, thậm chí pháp lý hóa việc sử dụng các hình ảnh ghi từ các hệ thống camera, cả từ cơ quan chức năng lẫn người dân. Bao giờ cũng vậy, việc tự ý phát tán hình ảnh của người khác lên mạng xã hội mà không được cho phép có thể bị xem là hành vi vi phạm quyền bảo mật thông tin cá nhân.

Đó là lý do mà mọi việc cần được quy định cụ thể trên tinh thần huy động và trân trọng sự giám sát xã hội của toàn thể cộng đồng. Giám sát cộng đồng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng và pháp luật hiện hành. Cộng đồng vẫn đang chờ có được sự rõ ràng và an tâm được bảo vệ khi tham gia giám sát cộng đồng. 

Ngô Lê

Tâm lý truyền thông chính thống chuyển sang ủng hộ Bitcoin trong bối cảnh thảm họa tiền tệ fiat

Mặc dù USD mang lại sự tấn công dữ dội cho chứng khoán, hàng hóa và các loại tiền tệ đối thủ của nó, Bitcoin (BTC) vẫn giữ ổn định ở mốc 19.000 đến 20.000 USD, khiến các phương tiện truyền thông chính thống không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa BTC vào tiêu đề.

The New York Times đã đánh dấu mức tăng 6,5% của BTC trong bảy ngày qua và lưu ý rằng điều này đã thu hút sự chú ý của những nhà đầu cơ. Trong khi đó, Tạp chí Fortune cũng đã so sánh hiệu suất nổi bật của Bitcoin với các tài sản khác như đồng yên Nhật, nhân dân tệ của Trung Quốc và vàng, ngoại trừ đồng euro và bảng Anh.

Với việc các loại tiền tệ fiat như đồng euro và đồng Bảng Anh không giữ được vị thế so với đô la Mỹ (USD), các phương tiện truyền thông chính thống đã bắt đầu đưa Bitcoin (BTC) vào tâm điểm chú ý vì hiệu suất ổn định của nó.

Nguồn: moneymorning.com.au

Mặt khác, hãng truyền thông Proactive đã đề cập trong dòng tiêu đề của họ rằng có thể đã đến lúc “đưa mọi thứ lên Bitcoin”. Mặc dù phủ nhận tiêu đề như một sự mỉa mai trong nội dung bài viết, tác giả nhấn mạnh rằng phần lớn các nhà đầu tư tổ chức đang tìm cách chấm dứt mùa đông tiền điện tử hiện tại.

Trong khi đó, trang web news.com.au của Úc đã nêu bật việc các chuyên gia đánh giá tích cực về các trường hợp sử dụng Bitcoin và blockchain. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán rằng giá BTC cuối cùng có thể đạt ATH mới là 100.000 USD.

Trong khi đó, khi đồng bảng Anh chạm mức thấp nhất mọi thời đại so với đô la Mỹ, nguồn cung hạn chế của Bitcoin có khả năng mang lại lợi thế so với đồng bảng Anh. Theo trang web tài chính Porkopolis Economics, tỷ lệ phát hành của đồng bảng Anh là 11,2% hàng năm kể từ năm 1970 trong khi BTC có tỷ lệ 1,7%. Điều này mang lại cho BTC một đợt phát hành nguồn cung thấp hơn đáng kể và điều này có khả năng mở rộng khoảng cách giữa hai loại tiền tệ.

Giá của Bitcoin không phải là tin tức tiền điện tử duy nhất của các phương tiện truyền thông chính thống gần đây. Đầu tháng 9, các phương tiện truyền thông chính thống cũng đã để ý đến Ethereum và quá trình chuyển đổi gần đây của nó sang cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS).

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Netflow của Bitcoin tăng mạnh trở lại trong tuần cuối tháng 9

Netflow của Bitcoin (BTC) liên tục âm từ tháng 6, nhưng đến những ngày cuối tháng 9 này đã dương trở lại và lập mức cao mới trong năm. Điều này có ý nghĩa dự báo ra sao?

Inflow đang mạnh hơn Outflow

Netflow là hiệu số giữa lượng Bitcoin nạp lên sàn (Inflow) và lượng Bitcoin chuyển khỏi sàn (Outflow). Netflow dương và càng tăng cao chứng tỏ Inflow đang mạnh hơn Outflow và chiếm ưu thế. Điều này thoạt nhìn sẽ gây áp lực bán lớn cho thị trường.

Netflow của Bitcoin trong hai năm qua. Nguồn: glassnode.

Dữ liệu từ glassnode cho thấy, netflow của Bitcoin của tuần cuối tháng 9 đã lập mức cao nhất kể từ hồi tháng 6 năm ngoái đến nay. Việc netflow tăng cao này chấm dứt chuỗi 3 tháng liên tiếp netflow liên tục âm.

Sau một quý chờ đợi, giá Bitcoin không thể hiện động thái phục hồi có thể đã làm thay đổi thái độ của các nhà đầu tư. Họ bắt đầu chuyể BTC lên sàn trở lại, điều này gia tăng áp lực bán. Tuy nhiên, đây không phải là hệ quả duy nhất.

Hệ quả của việc netflow Bitcoin tăng cao là gì?

Netflow âm hay dương không thể hiện toàn bộ tình trạng nạp/rút. Để quan sát được khách quan hơn, cần kết hợp quan sát với Flows Sum (tổng nạp + rút).

Cụ thể, cần quan tâm Netflow tăng là tăng trong bối cảnh Flows Sum thế nào? Nếu trong bối cảnh Flows Sum tăng cao (chấm màu cam để đỏ đậm) thường là những thời điểm nhạy cảm mang ý nghĩa thay đổi cục diện thị trường.

Bitcoin Flow Sum và Netflow. Nguồn: Bitcoin Magazine Pro.
  • Quá khứ cho thấy, Netflow tăng mạnh khi Flows Sum cũng tăng nóng thì sẽ rơi vào trạng thái: cơn hoảng loạn cuối hoặc cơn FOMO cuối của một giai đoạn. Nó cho thấy các nhà đầu tư quá sợ hãi nên đã chuyển BTC lên sàn để bán ra (T1/2019 và T5/2021), hoặc đã thỏa mãn với khoản lợi nhuận khủng nên chuyển lên sàn để chốt lời (T6/2019).
  • Hiện tại cho thấy, Flows Sum ở vùng màu cam, chưa phải đỏ đậm. Nghĩa là số đông (hoặc cá voi) đã bắt đầu hành động nhưng chưa ồ ạt. Đồng thời với lượng Inflow hơn 78,000 BTC tuần cuối tháng 9 dự báo áp lực bán sẽ duy trì và tăng dần trong tuần đầu tháng 10.

Bất kể giá Bitcoin trong ngắn hạn biến động ra sao, nhưng trong đa phần thời gian, khi nào Flows Sum tăng mạnh kết hợp với Netflow dương thì thị trường thường sẽ giảm mạnh sau đó.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Sếp lớn Apple mất việc vì “vạ miệng”

Trong một video đăng trên TikTok hôm 5-9, nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng Daniel Mac đặt câu hỏi với Tony Blevins rằng: "Bạn làm gì trong cuộc sống của mình?".

Vị Phó Chủ tịch cấp cao của tập đoàn Apple đáp lại với giọng điệu bông đùa: "Tôi đua xe. Tôi chơi golf và thích phụ nữ ngực khủng. Tôi thường đi nghỉ vào cuối tuần hoặc các ngày lễ lớn".

Câu trả lời này sau đó thu hút hơn 1,4 triệu lượt xem, hàng ngàn bình luận trên TikTok. Hầu hết các bình luận đều bày tỏ sự tức giận, chỉ trích Blevins "coi thường và miệt thị phụ nữ".

Thậm chí, một số nguồn tin từ nội bộ Apple cho biết nhiều nhân viên thuộc công ty đã phản ứng tức giận với lời nói của Blevins. Nhà sản xuất iPhone sau đó mở cuộc điều tra nội bộ về vụ việc.

Sau cùng, đoạn video tuy chỉ kéo dài trong 25 giây nhưng cái giá phải trả cho sự "vạ miệng" của Tony Blevins là quá đắt.

Sếp lớn Apple mất việc vì “vạ miệng” - Ảnh 1.

Tony Blevins mất chức Phó Chủ tịch tại Apple vì câu nói "vạ miệng". Ảnh: NC State ISE

Theo Bloomberg, một phát ngôn viên của Apple hôm 29-9, xác nhận rằng Tony Blevins đã rời khỏi công ty khi cuộc điều tra nội bộ kết thúc.

"Tôi thành thật xin lỗi những ai đã bị xúc phạm bởi sự hài hước sai lầm của tôi" - ông Tony Blevins nói sau khi rút lui khỏi Apple.

Trước khi dính "vạ miệng", Tony Blevins là Phó Chủ tịch mảng mua sắm của Apple và phụ trách các vụ đàm phán chiến lược với nhà cung cấp và đối tác. Với thâm niên 22 năm tại Apple, ông là một trong 30 người báo cáo công việc trực tiếp với Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook và là một trong 100 nhân vật chủ chốt của Apple.

Blevins cũng là thành viên chính trong thỏa thuận đối tác với Globalstar liên quan đến tính năng kết nối vệ tinh trên điện thoại iPhone 14. Trước đây, ông cũng là đại diện đàm phán về bộ điều giải (modem) di động cho iPhone với Qualcomm và Intel.

Bằng Hưng

Một chiến thắng khác cho Ripple: Thẩm phán ra lệnh cho SEC giao tài liệu phát biểu của Hinman

Thẩm phán Analisa Torres ở New York đã ra lệnh cho Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chuyển giao các tài liệu nội bộ, bao gồm email và bản nháp, liên quan đến bài phát biểu của cựu ủy viên William Hinman vào năm 2018.

Lệnh này đánh dấu một chiến thắng lớn cho Ripple trong cuộc chiến pháp lý với cơ quan quản lý, vì câu chuyện đằng sau bài phát biểu có thể là chìa khóa để phá bỏ lập luận pháp lý cốt lõi của SEC.

Phán quyết có lợi cho Ripple

Theo phán quyết do thẩm phán Torres đưa ra hôm thứ Năm, thẩm phán đã bác bỏ cả ba phản đối của ủy ban về việc chia sẻ các tài liệu nội bộ về bài phát biểu của Hinman.

Tòa án đã xem xét phần còn lại của các Lệnh kỹ lưỡng và hợp lý để tìm ra lỗi rõ ràng và không tìm thấy lỗi nào. Theo đó, Tòa án TUYỆT ĐỐI phản đối yêu cầu của SEC và chỉ đạo SEC tuân thủ các Lệnh.

Ban đầu, SEC đã được thẩm phán Sarah Netburn yêu cầu lật lại các tài liệu cũ vào tháng Giêng, nhận thấy rằng chúng không được bảo vệ bởi đặc quyền quy trình có chủ đích (DPP).

SEC đã phản đối lệnh vào tháng hai, tuyên bố rằng các tài liệu phát biểu nội bộ không liên quan đến bất kỳ yêu cầu biện hộ nào trong vụ án. Uỷ ban cũng lập luận rằng DPP trên thực tế bảo vệ các tài liệu phát biểu nội bộ, cũng như đặc quyền của luật sư-khách hàng.

Tuy nhiên, tòa án đã đứng về phía Ripple về vấn đề này, đồng ý rằng các tài liệu phát biểu “có thể được sử dụng để thu thập bằng chứng luận tội hoặc biện hộ tiềm năng tại phiên tòa”, bao gồm bài phát biểu của Hinman.

Hơn nữa, Torres khẳng định lại rằng DPP không áp dụng vì các tài liệu được yêu cầu không liên quan đến quyết định, vị trí hoặc chính sách của SEC – chỉ là ý kiến ​​cá nhân của Hinman. Cuối cùng, tòa án sẽ không bảo vệ các tài liệu với đặc quyền của luật sư-khách hàng, vì chúng không có mục đích rõ ràng là để “diễn giải và áp dụng các nguyên tắc pháp lý để hướng dẫn hành vi trong tương lai hoặc đánh giá hành vi trong quá khứ”.

Bài phát biểu Hinman là gì?

Bài phát biểu của Hinman nổi tiếng vì có những bình luận về tình trạng pháp lý của Ether, với việc Ủy ​​viên bày tỏ quan điểm của mình rằng tài sản – cùng với Bitcoin – không phải là một chứng khoán. Tương tự, cuộc chiến pháp lý của Ripple với SEC liên quan đến việc liệu việc bán XRP của công ty nhiều năm trước có cấu thành một đợt chào bán chứng khoán chưa đăng ký hay không.

Các email nội bộ của Hinman được coi là có liên quan đến vụ việc, vì một số người tin rằng Hinman có xung đột lợi ích liên quan đến Ethereum. Trước đây ông ấy đã làm việc tại Simpson Thacher trước khi được bổ nhiệm vào SEC – một công ty luật có vị trí trong “Enterprise Ethereum Alliance” ủng hộ Ethereum.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Binance mở pool đào Ethereum Proof-of-Work (ETHW) miễn phí

Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thị trường, thông báo mở dịch vụ đào Ethereum Proof-of-Work (ETHW) từ hôm nay 29/09. 

Binance mở pool đào Ethereum Proof-of-Work (ETHW) miễn phí

Sàn giao dịch Binance cho biết khách hàng hiện đã có thể tham gia pool khai thác EthereumPoW (ETHW), phiên bản Ethereum được phân tách hòng giữ lại thuật toán Proof-of-Work (PoW) nguyên thủy của blockchain này.

ETHW Pool sẽ không tính phí từ đây cho đến ngày 29/10, theo thông báo được Binance công bố. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng:

  • Hiện Binance chỉ hỗ trợ đào, chứ chưa cam kết niêm yết ETHW;
  • Binance không hỗ trợ nạp và sẽ mở cổng rút ETHW từ ngày 29/09/2022; 
  • Người dùng chỉ có thể chuyển đổi ETHW sang BUSD hoặc USDT, ngược lại thì không được.

Vậy là đã được hai tuần từ khi The Merge được kích hoạt thành công, đánh dấu cột mốc lịch sử “dời nhà” từ đồng thuận Proof-of-Work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS), loại bỏ hoàn toàn cơ chế đào coin tốn nhiều năng lượng. Kể từ đó, một phiên bản Ethereum phân tách đã ra đời, mặc dù khởi đầu không suôn sẻ song nhiều người vẫn kỳ vọng ETHW sẽ tạo nên kỳ tích khi kế thừa di sản của ETH.

Về lý thuyết, sự hỗ trợ khách hàng của Binance, một gã khổng lồ trong lĩnh vực sàn giao dịch tiền mã hóa, có thể tiếp thêm sức mạnh cho các bản fork, dù bị chính cha đẻ Ethereum gọi là “ăn xổi ở thì”. 

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Tokenomics Research #3: Fei Protocol và mô hình dual token

Với sự phát triển nhanh chóng của crypto, các dự án stablecoin ngày nay có nhiều hơn một lựa chọn để giữa cho stablecoin của mình ổn định: sử dụng USD làm tài sản đảm bảo, sử dụng kết hợp giữa tài sản đảm bảo và thuật toán cân bằng giá…, trong đó nổi bật và cũng nhiều vấn đề chính là Algorithmic Stablecoin (stablecoin thuật toán). Hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về Fei Protocol và tokenomics đặc biệt của dự án nhé!

Tokenomic Research #3: Fei Protocol và mô hình dual token

Tổng quan về Fei Protocol

Trước khi chúng ta nói về Fei, mình muốn nhắc lại một chút về Algorithmic Stablecoin. Dựa trên tiêu chí về cơ chế cân bằng giá, stablecoin có thể phân thành một số dạng sau:

– Redeem & Expand: sử dụng nhu cầu kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá và cơ chế trao đổi giữa stablecoin và tài sản thế chấp để cân bằng giá.

Ví dụ:

  • Nếu USDC trên thị trường ở giá $0.9 < $1, người dùng có thể mua USDC trên thị trường, sau đó đổi lại USD => kiếm lợi nhuận. Lực mua khiến USDC trở về $1.
  • Nếu USDC trên thị trường ở giá $1.05 > $1, công ty phát hành hoặc người dùng có thể dùng USD thế chấp và nhận về USDC => bán ra trên thị trường với giá $1.05 => kiếm lợi nhuận. Lực bán khiến USDC trở về giá $1.
    Đây chính là một trong những cơ chế nền tảng trong việc cân bằng giá stablecoin.

– CDP Stablecoin: được tạo ra bằng cách khóa tài sản đảm bảo trong giao thức (thông thường là tài sản dạng crypto). DAI là stablecoin điển hình ở dạng này. 

– Algorithmic: sử dụng kết hợp thêm thuật toán để hỗ trợ việc cân bằng giá.

Như vậy, điều đầu tiên anh em cần hiểu là Algorithmic chính là một dạng stablecoin sử dụng thuật toán để hỗ trợ việc cân bằng giá. Điều này không có nghĩa là stablecoin dạng này không cần tài sản backed như một số anh em vẫn hiểu nhầm.

Anh em nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, có thể đọc bài viết này: Kyros Kompass #7: Sự trỗi dậy của stablecoin thuật toán.

Fei Protocol là giao thức stablecoin thuật toán, với mục tiêu phát hành một cách quy mô stablecoin phi tập trung, ổn định, được chốt giá $1 là FEI. Fei Protocol sẽ đảm bảo dự trữ cho FEI thông qua Protocol Controlled Value (PCV) – “giá trị được kiểm soát bởi giao thức”. Mình sẽ giải thích rõ hơn cho anh em trong phần sau.

Fei Protocol có 2 token với mối liên hệ chặt chẽ là FEI (stablecoin)TRIBE (token quản trị). TRIBE DAO sẽ là tổ chức quản trị một phần cho giao thức FEI, trong tương lai, Fei Protocol sẽ dần chuyển sang hướng quản trị phi tập trung toàn phần.

PCV: dự trữ tài sản trên giao thức và được kiểm soát bởi giao thức gọi là PCV. Việc triển khai PCV trên Fei Protocol nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:

  • Bảo vệ giá peg
  • Cung cấp thanh khoản cho các sản phẩm của Fei Protocol và Tribe DAO.
  • Tăng trưởng thông qua yield farming

Cơ chế hoạt động của Fei Protocol

Cơ chế Mint & Redeem

  • Mint: Người dùng gửi ETH đến Fei Protocol và nhận về FEI.
  • Redeem: Người dùng gửi FEI đến Fei Protocol và nhận về ETH. 
  • Tỷ giá quy đổi sẽ là 1$ ETH nhận về 1 FEI và ngược lại.
  • Mức giá ETH sẽ được xác định bằng Oracle của Chainlink.

Nếu chỉ dừng lại ở đây, Fei Protocol sẽ không khác biệt các giao thức khác như MakerDAO. Sự khác biệt đến từ PCV. Về bản chất, người dùng sẽ không “thế chấp” ETH để nhận về FEI, thay vào đó là “bán” ETH cho Fei Protocol để nhận về FEI. Tuy nhiên, người dùng sẽ luôn được hưởng quyền chủ động mua lại ETH trước đây của mình khi trả FEI cho Fei Protocol.

Nói cách khác, Fei Protocol mặc dù sở hữu ETH của người dùng và có quyền quyết định sẽ làm gì với ETH này, nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ ETH khi người dùng muốn đổi FEI lấy lại ETH của họ.

Có thể nói rằng, phương thức hoạt động của PCV tuy rằng sẽ giúp giao thức chủ động trong việc tạo ra thêm lợi nhuận, tuy nhiên đổi lại cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu cơ chế kinh doanh không hoạt động hiệu quả, khi gặp phải tình hình thị trường khó khăn, Fei có thể mất khả năng thanh toán cho người dùng.

Cơ chế cân bằng giá

Ban đầu, trong V1, Fei Protocol cân bằng giá dựa trên các cơ chế Incentive, Reweight và Redeem.

Cơ chế Redeem

Tương tự như các stablecoin tên tuổi khác, Fei Protocol cân bằng giá dựa trên việc khuyến khích người dùng thực hiện các giao dịch chênh lệch giá.

Khi giá FEI < $1, ví dụ ở mức $0.95, khi đó, người dùng có thể mua FEI trên thị trường, sau đó redeem và nhận về ETH với giá trị $1 => có lợi nhuận $0.05/FEI. Việc lực mua tăng lên sẽ khiến giá FEI trở về peg.

Khi giá FEI > $1, ví dụ ở mức $1.02, khi đó, người dùng có thể dùng ETH sẵn có gửi vào Fei để mint ra FEI, bán trên giá thị trường với giá $1.02 => có lợi nhuận $0.02/FEI. Việc lực bán tăng lên sẽ khiến giá FEI trở về peg.

Cơ chế Reweight

Ngoài cơ chế cân bằng giá nói trên, Fei Protocol còn có cơ chế cân bằng giá chủ động khi xảy ra tình trạng FEI ở dưới mức peg một thời gian dài, lúc này việc sử dụng cơ chế cân bằng giá thông qua khuyến khích người dùng sẽ kém hiệu quả. Fei Protocol có một cơ chế riêng dành cho trường hợp này, dựa theo thanh khoản trên Uniswap, cụ thể:

  1. Rút tất cả thanh khoản do giao thức đang sở hữu (ETH + FEI).
  2. Mua FEI trên thị trường (giá < $1u) bằng ETH vừa rút để đẩy giá FEI lên.
  3. Sử dụng ETH còn dư + FEI vừa mua để thêm lại thanh khoản trên Uniswap.
  4. Đốt FEI còn dư để nhận về lại ETH, đưa trở lại PCV.
Cơ chế cân bằng giá đặc biệt của Fei Protocol – Nguồn: Fei Protocol

Fei V2 và những thay đổi ảnh hưởng đến Tokenomic

Sau V1 với những hạn chế, Fei Protocol đã ra mắt V2 với những cập nhật mới:

1/ Tăng cường sự ổn định

Cơ chế ổn định của FEI V1 thực tế vẫn còn một số hạn chế, bao gồm:

  • Thời gian reweight không được tối ưu với phản ứng từ thị trường.
  • Tính nhạy cảm với MEV.
  • Chi phí redeem cao, phí là 1% => hạn chế người dùng thực hiện các giao dịch chênh lệch giá => cơ chế cân bằng giá thông qua giao dịch chênh lệch giá bị kém hiệu quả.

Fei V2 sẽ chỉ giữ lại 1 cơ chế ổn định giá duy nhất là Redeem – đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp FEI giữ được giá peg. Ngoài ra, chi phí redeem giờ chỉ còn 0.5%, rẻ hơn 1 nửa so với Fei v1, giúp anh em có thể arbitrage FEI dễ dàng hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn.

2/ Tăng hiệu quả quản lý PCV

PCV là một trong những chìa khóa cho hoạt động của Fei Protocol khi vừa duy trì tài sản đảm bảo, đồng thời vừa kinh doanh tạo ra thêm lợi nhuận cho giao thức.

Trong V2, Fei Protocol sẽ sử dụng công cụ Balancer Investment Pool để tự động hóa việc phân bổ tài sản trong PCV dựa trên tỷ lệ tài sản thế chấp.

3/ Tăng cường phần thưởng khuyến khích cho người nắm giữ TRIBE

Nếu như trước đây TRIBE chỉ đơn thuần là một token quản trị, thì từ V2, người nắm giữ TRIBE sẽ được chia một phần lợi nhuận kiếm được từ PCV, đồng thời họ cũng sẽ có trách nhiệm trong việc duy trì sự ổn định của giao thức. 

4/ Mua lại và đốt

Một phần trong lợi nhuận của PCV sẽ được phân bổ để mua lại và đốt TRIBE.

Liquidity as a Service (Laas)

Fei Protocol đã hợp tác với tài chính Ondo vào tháng 10 năm 2021 để cung cấp LaaS, từ đó tạo các cặp AMM cho các dự án mã thông báo khác. Với mô hình LaaS, 1 DAO có thể khởi động 1 Vault thanh khoản cho một cặp token ngay khi ra mắt mà không có chi phí, sau khi thanh khoản đủ dày, DAO đó có thể mua lại chính Vault và đóng dịch vụ. 

Vault là một sản phẩm tài chính có cấu trúc cho phép các bên khác nhau chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau trong chiến lược. Các dự án được chấp thuận có thể gửi token dự án vào Vault của Ondo với thời hạn linh hoạt và Fei Protocol sẽ tự cung cấp số lượng FEI tương ứng với khoản tiền gửi của họ. Các mã thông báo được triển khai dưới dạng thanh khoản trên các DEX, chẳng hạn như Uniswap hoặc SushiSwap.

Thỏa thuận này cung cấp thanh khoản ngay lập tức và sẽ tăng gấp đôi thanh khoản (ví dụ: 2 triệu do X DAO cung cấp + 2 triệu FEI) => tạo ra thanh khoản tốt hơn, ít trượt giá hơn cho những người muốn giao dịch. Sau một khoảng thời gian định trước, Ondo Vault trả lại tất cả FEI còn lại cho Fei Protocol cộng với một khoản phí cố định nhỏ và trả lại tất cả các token dự án còn lại cho dự án.

Tribe Turbo

Về cơ bản, Tribe Turbo cho phép người dùng hoặc các dự án khác deposit tài sản vào để thế chấp và vay FEI với lãi suất 0%, sau đó đưa vào các nhóm mà họ lựa chọn để hưởng yield. Đổi lại, một phần yield nhận được sẽ được chia cho Fei Protocol. Đây là một tính năng “win-win” khi:

  • Các cá nhân, tổ chức có thể vay vốn mà không chịu lãi suất thông qua tài sản sẵn có. Điều này sẽ giúp các cá nhân theo kiểu “degen” và các DAO khai thác thêm lợi nhuận mà không chịu áp lực từ lãi suất.
  • Fei Protocol “làm dày” PCV của mình thông qua tài sản thế chấp, đồng thời nhận được một phần Yield từ chiến lược của các cá nhân/các DAO.

Dĩ nhiên, việc xem xét chấp nhận tài sản thế chấp nào, chấp nhận cho ai sử dụng Tribe Turbo cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh các rủi ro nhất định. Lợi nhuận thu được sẽ tích lũy vào Tribe DAO.

Tokenomics

TRIBE chính là token quản trị của giao thức, có tổng cung tối đa là 1 tỷ token, hiện đang lưu hành 453,4 token (45.34%).

Phân bổ Token

Phân bổ token TRIBE

Anh em có thể thấy phân bổ token TRIBE khá hợp lý và phi tập trung khi Team, Investors chỉ nắm tổng cộng khoảng 18% tổng lượng token. 40% token được phân bổ cho Kho bạc DAO để phục vụ cho việc quản trị giao thức nói chung, đồng thời tạo nguồn lực để giao thức tiếp tục phát triển trong lâu dài. IDO chiếm 20% nhìn có vẻ như là khá lớn, nhưng trên thực tế, lượng token này sẽ phân nhỏ cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác nhau => hạn chế áp lực bán giai đoạn đầu.

Ngoài ra, giao thức cũng “hào phóng” dành 10% tổng cung để làm phần thưởng cho việc staking. Đây là một cách khéo léo khuyến khích holder staking TRIBE => giảm lực bán ra trong dài hạn.

Lịch mở khóa Token

Thời gian mở khóa TRIBE cụ thể cho từng nhóm phân bổ – Nguồn: Fei Protocol

Anh em có thể thấy thời gian mở khóa cho Core Team và Investor là rất dài, lên đến 5 năm và 4 năm. Đây là động lực tốt để team và investor gắn bó lâu dài với dự án.

Công dụng của token

TRIBE hiện tại có các tính năng sau:

  • Quản trị
  • Staking
  • Reward
  • Mua lại và đốt
  • Cung cấp thanh khoản

Anh em có thể hình dung vai trò của TRIBE và FEI trong nền kinh tế của Fei Protocol thông qua infographic sau:

Nhận xét

Có thể thấy FEI và TRIBE là một mô hình dual-token có sự hỗ trợ ở mức tương đối trong nền kinh tế của Fei Protocol. Mặc dù FEI được mint ra bởi ETH, tuy nhiên lại có thể phối hợp với TRIBE để cung cấp thanh khoản trên các nền tảng khác tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, TRIBE là token quản trị, sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các quyết định của DAO) đến hoạt động và cách sử dụng FEI.

Nếu như so sánh với mô hình LUNA-UST, chúng ta có thể thấy TRIBE và FEI tốt hơn vì chúng ít liên kết hơn. FEI và TRIBE chỉ hỗ trợ cho nhau ở mức tương đối để vận hành trơn tru Fei Protocol, khác hoàn toàn với việc UST được bảo chứng giá trị bởi LUNA. Việc sử dụng ETH góp phần cho dự án ổn định hơn thay vì sử dụng TRIBE – token của chính dự án.

Ban đầu, TRIBE chỉ đơn thuần được sử dụng để quản trị, tuy nhiên Fei Protocol đã khéo léo thêm vào những tính năng bổ trợ như cung cấp thanh khoản, mua lại và đốt hay nhận thưởng khi hold TRIBE. Điều này tạo động lực để những nhà đầu tư có thể “an tâm” nắm giữ TRIBE trong dài hạn. Tokenomics của TRIBE cũng thể hiện tính lâu dài của team và nhà đầu tư. Trong tương lai, chúng ta có thể tiếp tục kỳ vọng Fei Protocol bổ sung thêm tính năng cho TRIBE như:

  • Cover Pool cho TRIBE Turbo: TRIBE Holder có thể deposit TRIBE của mình vào Cover Pool như một khoản bảo hiểm cho các khoản giải ngân của TRIBE Turbo, đổi lại, họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận.
  • Chiết khấu phí: các dự án tham gia LaaS của Fei Protocol nếu hold một lượng nhất định TRIBE sẽ được “chiết khấu”, giảm fee khi sử dụng dịch vụ này.

Tạm kết

Mặc dù gần đây, Fei Protocol đã bị tấn công, chịu thiệt hại lớn lên đến 80 triệu USD, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bản chất tokenomic FEI-TRIBE vẫn hoạt động rất tốt và ổn định. Trong tương lai, nếu Fei Protocol có thể vực dậy và tiếp tục phát triển, FEI-TRIBE vẫn sẽ là một tokenomics “đáng được chờ đợi”.

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

Có thể bạn quan tâm:

Khối lượng giao dịch của Solana vượt xa Ethereum nhưng giá thì không

Mặc dù mạng Solana có hiệu suất tương đối tốt hơn về số lượng giao dịch, giá của nó vẫn thấp hơn ETH. Kể từ mức thấp nhất trong tháng 6, mức tăng của SOL là 14% trong khi của ETH là 28%.

Hiệu suất của mạng Solana (SOL) trong Q2/2022 đã tăng trưởng đáng kể. Mạng lưới đã đạt trung bình khoảng 40 triệu giao dịch hàng ngày. Nó đang vượt xa Ethereum (ETH) về cả tốc độ tăng trưởng và tổng số giao dịch. Hơn nữa, Solana cũng thu hút cộng đồng trong các hoạt động xã hội của mình.

Bất chấp hiệu suất này, giá của SOL vẫn bị tụt lại so với ETH, cả dựa trên tốc độ tăng và giá thực tế của nó. Khi so sánh mức tăng của SOL (màu cam) và ETH (màu xanh lá cây) kể từ mức thấp nhất trong tháng 6, mức tăng của SOL là 14% trong khi của ETH là 28%. Do đó, mặc dù mạng Solana có hiệu suất tương đối tốt hơn về số lượng giao dịch, giá của nó vẫn thấp hơn ETH.

Biểu đồ ETH/USDT theo TradingView

Giá SOL có khả năng tăng tốc

SOL đã giảm kể từ khi phá vỡ từ một nêm tăng dần vào ngày 18/8. Tuy nhiên, nó đã lấy lại vị thế của mình trong 5 ngày qua và đã tăng 16% dẫn đến mức cao là 35.12 USD. Sự gia tăng diễn ra sau khi giá tạo ra mô hình hai đáy, được kết hợp với sự phân kỳ tăng (đường màu xanh lá cây) trong chỉ báo RSI hàng ngày. Các mô hình như vậy thường dẫn đến các chuyển động đi lên.

Nếu SOL cố gắng di chuyển trên vùng kháng cự 37 USD, tốc độ tăng dự kiến ​​sẽ tăng nhanh. Điều này có thể đưa giá lên mức cao từng lập vào tháng 8 ở mức 47 USD.

Biểu đồ SOL/USDT theo TradingView

Điều thú vị là, mô hình hai đáy này cũng có thể được nhìn thấy trong khung thời gian hàng tuần trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Tương tự, mô hình này đã được kết hợp với sự phân kỳ tăng trong RSI hàng tuần.

Đáy kép sẽ được xác nhận với sự di chuyển trên mức cao từng vào tháng 8 là 48.38 USD. Nếu điều này xảy ra, nó có khả năng sẽ dẫn đến một phong trào tăng lên đến mức kháng cự thoái lui 0.382 Fib ở mức 116 USD.

Biểu đồ SOL/USDT theo TradingView

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Chương trình "Tháng 10. Tháng tiêu dùng số", giảm giá 50% sản phẩm số, dịch vụ số

Ngày 29-9, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã họp báo phát động Chương trình "Tháng 10. Tháng tiêu dùng số".

Chương trình Tháng 10. Tháng tiêu dùng số, giảm giá 50% sản phẩm số, dịch vụ số - Ảnh 1.

Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Chương trình "Tháng 10. Tháng tiêu dùng số"

Chương trình được tổ chức cũng nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2022 diễn ra vào ngày 10-10, đồng thời hướng tới mục tiêu để người dân được thụ hưởng những lợi ích của chuyển đổi số, để doanh nghiệp công nghệ số được tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.

Đáng chú ý, trong thời gian diễn ra chương trình, cơ quan nhà nước cùng cộng đồng doanh nghiệp đồng hành với người dân trong tiến trình chuyển đổi số bằng cách đồng loạt có chính sách ưu đãi 50% giá sản phẩm số, dịch vụ số.

Các Tổ Công nghệ số cộng đồng cũng đã, đang và sẽ tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để hướng dẫn từng người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số. Qua quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số, người dân sẽ có kỹ năng số. Có kỹ năng số sẽ thúc đẩy tiêu dùng số, hình thành thị trường số từ đó phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hiện tại có hơn 50 doanh nghiệp tham gia chương trình với 10 nhóm ưu đãi nổi bật bao gồm: Viễn thông, Thanh toán số, Thương mại điện tử, Tên miền quốc gia.VN, Chữ ký số, An toàn thông tin mạng, Giao thông, Giáo dục, Y tế và Sách điện tử.

Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng cho biết chương trình nhắm vào hai nhóm đối tượng: nhóm đối tượng đã dùng dịch vụ số và người dùng mới. Trong đó chương trình khuyến khích người dùng mới tham gia vào các kênh số, các sản phẩm dịch vụ số với chi phí tiếp cận 0 đồng.

Từ nay trong suốt tháng 10-2022, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chung tay, hưởng ứng tham gia Chương trình "Tháng 10. Tháng tiêu dùng số".

Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia sẽ đăng tải danh sách chi tiết các chính sách miễn phí, ưu đãi, giảm giá cho người dân nhân dịp tháng hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 (địa chỉ: https://dx.gov.vn) . Cổng thông tin về chuyển đổi số quốc gia cũng đăng tải nhiều thông tin hữu ích khác về chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp, chính quyền tham khảo.

Doanh nghiệp đăng ký tham gia cung cấp thông tin về chương trình ưu đãi sản phẩm, dịch vụ số tại địa chỉ https://ift.tt/uTPrBwl.

Trước đó, tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban đã nhấn mạnh chuyển đổi số tác động tới mọi người dân, vì vậy, phải lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực cho chuyển đổi số. Mọi chính sách đều hướng về người dân và người dân cần tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Có như vậy, chuyển đổi số mới mang tính toàn dân và toàn diện, mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Ngày 22-4-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia và lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia và có các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

B.Trân

Chứa nhiều nội dung độc hại, TikTok phải xoá 113 triệu video

Báo cáo minh bạch hằng quý của TikTok cho thấy họ đã phải xóa khoảng 113 triệu video vi phạm chính sách trong quý II/2022. "Con số này chỉ chiếm 1% so với tổng số video được đăng tải lên TikTok trong cùng khoảng thời gian" - chuyên trang công nghệ The Verge cho biết.

Phần nhiều các video bị xóa liên quan các nội dung độc hại với trẻ em khi chiếm 44%. Các lý do khác là: hoạt động bất hợp pháp, hàng hóa thuộc diện không được quảng cáo cũng như các video nghi có hình ảnh khỏa thân, nội dung người lớn...

Số liệu cũng cho thấy quý II/2022, hệ thống tự động của TikTok đã xóa 48 triệu video vi phạm chính sách. Khoảng 96% số video bị xóa trước khi người dùng kịp gửi báo cáo nội dung xấu. TikTok cho biết họ sử dụng thuật toán tự động, kết hợp đánh giá của con người để sàng lọc nội dung có thể vi phạm nguyên tắc sử dụng.

Chứa nhiều nội dung độc hại, TikTok phải xoá 113 triệu video - Ảnh 1.

TikTok nhiều lần bị "ý kiến" vì các video gây hại. Ảnh: Reuters

Mạng xã hội khổng lồ của Trung Quốc này gần đây nỗ lực kiểm duyệt video chặt chẽ hơn để ngăn sự lan truyền các nội dung hiểu lầm, tin giả. Nền tảng video ngắn với hơn một tỉ người dùng giúp giới trẻ sáng tạo nội dung nhưng cũng bị cho là nơi phát tán nhiều trào lưu nguy hại.

Cũng liên quan tới TikTok, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ hồi đầu tháng 9 tiết lộ Nhà Trắng đang xem xét việc cấm mạng xã hội này.

Mỹ nhiều lần đưa TikTok vào "diện theo dõi" với lý do lo ngại đe dọa an ninh quốc gia. Nhiều nghị sĩ Mỹ đề xuất mạng video của ByteDance cần được ngăn chặn vì thu thập dữ liệu người dùng Mỹ và gửi về cho Chính phủ Trung Quốc.

Bằng Hưng

iPhone 14 “ế”, Apple giảm sản lượng

Theo kế hoạch đã được thông qua, Apple đề nghị các đối tác tăng cường sản xuất thêm 6 triệu iPhone 14 cho nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, hiện công ty yêu cầu duy trì sản lượng 90 triệu máy, tương đương loạt iPhone 13 cùng kỳ năm ngoái.

"Nhu cầu đối với iPhone 14 không cao như dự đoán là nguyên nhân chính khiến Apple từ bỏ mục tiêu sản xuất thêm 6 triệu máy để đáp ứng thị trường" - theo Bloomberg.

Không chỉ cắt giảm sản lượng, Apple cũng được cho là đã yêu cầu đối tác chuyển bớt dây chuyền sản xuất iPhone 14 tiêu chuẩn sang hai phiên bản Pro do người tiêu dùng thích dòng cao cấp hơn. Trước đó, một số thống kê cho thấy iPhone 14 và iPhone 14 Plus không nhận được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng.

Apple hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về thông tin trên.

iPhone 14 “ế”, Apple giảm sản lượng - Ảnh 1.

iPhone 14 Pro và 14 Pro Max được trưng bày tại Sydney - Úc. Ảnh: Bloomberg

Theo nhận định của tờ South China Morning Post, nhu cầu sở hữu các thiết bị điện tử cá nhân đang bị kìm hãm bởi nhiều lý do như: Tình trạng lạm phát, mối lo ngại về suy thoái kinh tế và những bất ổn địa chính trị.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết thị trường điện thoại thông minh dự kiến sẽ giảm 6,5% trong năm 2022, xuống còn 1,27 tỉ thiết bị.

"Những hạn chế về nguồn cung đã kéo thị trường đi xuống vào năm ngoái. Còn năm nay, ngành công nghiệp smartphone tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm từ người dùng. Tình trạng tồn kho tăng cao, trong khi nhu cầu ở mức thấp khiến nhiều nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng" - giám đốc nghiên cứu tại IDC Nabila Popal giải thích.

Bằng Hưng

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Terraform Labs lên tiếng về việc Do Kwon bị “truy nã”

Terraform Labs – công ty đứng sau phát triển blockchain Terra đã có những quan điểm phản đối gay gắt về cách mà chính quyền Hàn Quốc đang đối xử với công ty và Do Kwon.

Terraform Labs lên tiếng về việc Do Kwon bị "truy nã"
Terraform Labs lên tiếng về việc Do Kwon bị “truy nã”

Vào ngày 28/09, Terraform Labs đã chia sẻ với báo Wall Street Journal rằng các công tố viên Hàn Quốc đang có những hành động “không công bằng” chống lại công ty sau sự sụp đổ của LUNA/UST trong tháng 05/2022.

“Vụ việc này đã trở nên chính trị hóa rất cao và hành động của các công tố viên Hàn Quốc vượt quá giới hạn của họ cũng như không duy trì các quyền cơ bản được đảm bảo theo luật pháp của quốc gia chúng tôi.”

Đỉnh điểm của vụ việc bắt đầu khoảng hai tuần trước khi Tòa án Hàn Quốc được cho là đã ban hành lệnh bắt giữ nhà sáng lập Terraform Labs Do Kwon và hai đồng nghiệp khác. Ngoài ra, phía chính quyền Hàn Quốc còn yêu cầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đưa ra lệnh truy nã đỏ với Do Kwon và đã được Interpol chính thức ban hành lệnh ngay sau đó.

Tuy nhiên, Do Kwon nhanh chóng bày tỏ trên Twitter rằng ông vẫn “bình an vô sự” và khẳng định bản thân không trốn chạy, sẵn sàng ra mặt hợp tác điều tra khi cần thiết. Dù vậy trên thực tế Do Kwon đã rời khỏi Singapore, nơi sinh sống của ông và cơ sở hoạt động chính của Terraform Labs khi lệnh truy nã được công bố rộng rãi.

Cuối cùng, Terraform Labs khẳng định LUNC (LUNA cũ) không được phân loại là chứng khoán, và do đó luật của Hàn Quốc liên quan đến thị trường vốn sẽ không được áp dụng với công ty.

“Chúng tôi tin rằng, cũng như hầu hết các ngành khác, Luna Classic (LUNC) không phải là và chưa bao giờ là chứng khoán, mặc dù có bất kỳ thay đổi nào trong cách giải thích mà các quan chức tài chính Hàn Quốc có thể đã áp dụng gần đây.”

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Rao bán iPhone cũ kèm khuyến mãi kho ảnh nóng

Cư dân mạng Thái Lan tranh cãi việc một cô gái xinh đẹp rao bán chiếc iPhone 12 Pro Max cũ, kèm theo khuyến mãi album ảnh cá nhân "nóng bỏng".

Cô gái gây "bão mạng" có tên Kanokyada Jitampon, còn được biết đến với nghệ danh "Qa-nan". Đây là người mẫu khá nổi mạng xã hội Thái Lan khi sở hữu trang cá nhân Facebook có hơn 1,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok hơn 2,7 triệu người theo dõi.

Trên các trang cá nhân, Qa-nan thường xuyên đăng tải hình ảnh, video "nóng bỏng và gợi cảm", thu hút rất nhiều "like" của cư dân mạng.

Trong bối cảnh Apple vừa ra mắt iPhone 14, người đẹp này đã rao bán chiếc 12 Pro Max cũ, kèm theo khuyến mãi hàng ngàn hình ảnh, video mà cô đã chụp từ trước đến nay.

"Tôi thanh lý chiếc iPhone 12 Pro Max để mua iPhone 14. Giá cả thỏa thuận nhưng chủ nhân mới sẽ nhận được gần 30.000 hình ảnh và 4.000 video có sẵn mà cá nhân tôi chụp bấy lâu nay" - Qa-nan đăng lời rao bán trên trang Facebook cá nhân.

Rao bán iPhone cũ kèm khuyến mãi kho ảnh nóng - Ảnh 1.

Chiếc iPhone cũ mà Qa-nan rao bán có sẵn hàng ngàn ảnh cá nhân "nóng bỏng". Ảnh: PCMarket

Lời rao bán của cô gái xinh đẹp Thái Lan lập tức gây "bão mạng", thu hút hàng trăm ngàn lượt bày tỏ cảm xúc, bình luận và chia sẻ.

Có người đã ra giá 400.000 baht (253 triệu đồng) để mua lại chiếc điện thoại của Qa-nan. Số tiền này đủ để mua được nhiều chiếc iPhone 14 tại Thái Lan. Tuy nhiên, Qa-nan vẫn chưa đồng ý và cho biết sẽ chỉ bán chiếc iPhone cũ nếu cảm thấy nhận được lời đề nghị phù hợp.

Hành động của Qa-nan đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng Thái Lan. Có người cho rằng cô đang dùng "chiêu trò" để đánh bóng tên tuổi khi cố tình bán iPhone kèm theo những hình ảnh riêng tư.

Ngược lại, cũng có không ít cư dân mạng lại lên tiếng ủng hộ Qa-nan với lời khen biết cách tận dụng vẻ đẹp và lợi thế của bản thân để giúp tăng giá bán chiếc iPhone 12 Pro Max cũ.

Bằng Hưng (Theo PCMarket)

Trung Quốc: Chiến dịch "dọn sạch" tiền điện tử diễn ra thành công

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) xem tiền điện tử là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh tài chính và hoạt động kiểm soát vốn.

"Giao dịch Bitcoin đã giảm mạnh ở Trung Quốc khi chúng tôi tiếp tục trấn áp hoạt động này và việc thổi phồng tài sản ảo" - tờ South China Morning Post dẫn thông tin từ PBOC cho biết.

Thực tế, tỉ trọng giao dịch Bitcoin trên toàn cầu của Trung Quốc đã giảm xuống 10% hồi tháng 3, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh đạt hơn 90% vào năm 2017.

Trung Quốc: Chiến dịch dọn sạch tiền điện tử diễn ra thành công - Ảnh 1.

Trung Quốc tuyên bố đã thành công trong việc truy quét tiền điện tử. Ảnh: SCMP

Kết quả đó nhờ việc Bắc Kinh trong nhiều năm qua liên tục thực hiện các biện pháp nhằm siết chặt tài sản kỹ thuật số. Chính phủ Trung Quốc năm 2012 đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả hoạt động giao dịch và khai thác tài sản kỹ thuật số.

Hồi tháng 4, Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm việc sử dụng các mã thông báo không thể thay thế (NFT) làm tài sản tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, các khoản vay hay kim loại quý.

Không chỉ từ PBOC, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cũng vào cuộc trong cuộc chiến ngăn chặn tiền điện tử. Họ triển khai chiến dịch nhằm vào các cuộc thảo luận và quảng bá tiền điện tử trên mạng. Chiến dịch của CAC đã đóng 12.000 tài khoản có liên quan đến tiền điện tử.

"Đây là một phần của chiến dịch mới nhắm vào sự hỗn loạn của hoạt động đầu cơ tiền điện tử" - CAC cho biết và lưu ý thêm rằng nhiều cư dân mạng đã "mất cả chì lẫn chài" trước những lời hứa hẹn về lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch tiền điện tử.

Bằng Hưng

Nền tảng thanh toán Bitcoin Strike gọi vốn 80 triệu USD vòng Series B

Nền tảng thanh toán Bitcoin Strike thông báo huy động 80 triệu USD vòng Series B từ quỹ đầu tư mạo hiểm Ten31.

Nền tảng thanh toán Bitcoin Strike gọi vốn 80 triệu USD vòng Series B

Strike tập trung vào mạng Lightning của Bitcoin, là một giao thức thanh toán nhanh chóng sử dụng các mệnh giá nhỏ hơn của tiền mã hóa.

Vòng Series B trị giá 80 triệu USD còn có sự tham gia của Đại học Washington ở St. Louis và Đại học Wyoming, theo thông báo. Với số tiền tài trợ, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc điều hành Jack Mallers có kế hoạch kết nối với các thương gia và thị trường lớn nhất thế giới.

“Mọi công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền đều quan tâm đến các khoản thanh toán vượt trội và chúng tôi đang đàm phán với nhiều trong số họ.”

Đặc biệt, Strike mong muốn mở rộng quan hệ đối tác cho API thương mại của mình, vốn đã được tích hợp bởi các nền tảng thương mại điện tử như Blackhawk, NCR và Shopify. Họ cũng dự tính ra mắt một API mới dành cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp lớn nhận và gửi thanh toán qua Lightning. Hiện Strike Wallet đã thu về hơn hai triệu lượt tải xuống cho đến nay.

Thương vụ trên diễn ra sau một vài vòng gọi vốn điển hình của thị trường trong tháng 9 qua, như Azuki (30 triệu USD), Messari (35 triệu USD), Sardine (51,5 triệu USD), Doodles (54 triệu USD), Sender (4,5 triệu USD), Mysten Labs (300 triệu USD) và Deribit (400 triệu USD).

Các thương vụ gọi vốn lớn của ngành crypto trong tháng 8-9/2022

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Chủ tịch FTX US quyết định từ chức

Brett Harrison – Chủ tịch các hoạt động tại Mỹ của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX, tuyên bố từ chức vào tối qua (27/09).

Chủ tịch FTX US quyết định từ chức

FTX dời nhà, liên tục bành trướng ở miền nam Hoa Kỳ

Trong thông báo tối ngày 27/09, FTX đã quyết định dời trụ sở chính sang Miami – Hoa Kỳ, chỉ 4 tháng sau khi khánh thành văn phòng ở Chicago. 

Chia sẻ với Bloomberg về động thái trên, Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried cho rằng việc thành lập văn phòng trên toàn thế giới là sứ mệnh của công ty trong nhiều năm qua.

Miami đã trở thành một điểm nóng của crypto Mỹ, chỉ đứng sau New York xét về các nhiều khoản đầu tư vào startup tiền mã hóa. Thị trưởng Miami Francis Suarez xem việc thu hút các công ty và nhân tài ngành này là trọng tâm của chính quyền ông, thậm chí ông còn “thả cửa” quy định và giảm gánh nặng thuế.

Bên cạnh FTX, Blockchain.com cũng đã chuyển trụ sở chính đến Miami hay eToro chọn mở rộng sự hiện diện tại Hoa Kỳ với nhiều văn phòng trong thành phố.

Chủ tịch FTX US quyết định “rời ghế”

Cùng thời điểm trên, Brett Harrison – người cầm trịch FTX US cũng quyết định rời ghế Chủ tịch, lui về vị trí cố vấn dự án.

Harrison giữ chức chủ tịch FTX US từ tháng 3/2021. Ngoài ra, ông cũng phụ trách điều hành FTX Stocks và FTX US Derivatives. Trước đây, ông từng đầu quân gần hai năm cho Citadel Securities và 7,5 năm với tư cách là lãnh đạo công nghệ hệ thống giao dịch tại công ty đầu tư Jane Street.

“Trong vài tháng tới, tôi sẽ chuyển giao trách nhiệm của mình và chuyển sang vai trò cố vấn cho công ty”, Harrison viết.

Harrison đã không tiết lộ dự định tương lai, song chỉ để ngỏ: “Tôi vẫn ở lại trong ngành với mục tiêu loại bỏ các rào cản công nghệ để thúc đẩy thị trường tiền mã hóa toàn cầu, cả tập trung và phi tập trung.”

Zach Dexter, Giám đốc điều hành của đơn vị phái sinh tại Hoa Kỳ của FTX, sẽ đảm nhận thay trọng trách của Harrison giám sát toàn bộ FTX US. Dexter trước đây từng là CEO của LedgerX và gia nhập FTX từ tháng 10/2021 sau khi FTX thâu tóm sàn này. 

Sự rời đi của Harrison là một trong nhiều vụ từ chức cấp cao gần đây của ngành tiền mã hóa nói riêng. 

–  Alex Mashinsky – Giám đốc điều hành của nền tảng lending đang theo đuổi thủ tục phá sản Celsius Network tuyên bố từ chức vào hôm qua 27/09;

–  Jesse Powell – CEO từng gây nhiều tranh cãi của sàn giao dịch lớn nhất Bắc Mỹ Kraken đã bàn giao quyền lực cho COO Dave Ripley;

–  Sam Trabucco – đồng Giám đốc điều hành của Alameda Research – công ty được thành lập bởi CEO FTX Sam Bankman-Fried cũng chọn rời đi, từ đó Caroline Ellison là Giám đốc điều hành duy nhất của tổ chức;

–  Michael Saylor – Giám đốc điều hành lâu năm của MicroStrategy bị “mất ghế” khi công ty báo lỗ quý 2/2022 lên đến 918 triệu USD và sự ra đi của CEO Genesis – Michael Moro;

–  Steven Kokinos – CEO Algorand từ chức, lui về làm cố vấn cấp cao và theo đuổi định hướng mới;

–  Alex Atallah – Đồng sáng lập OpenSea chuyển sang tập trung vào các dự án mới;

–  Peng Zhong – CEO Cosmos đột ngột rời khỏi công ty vì xung đột lợi ích giữa các lãnh đạo và bối cảnh tái cơ cấu công ty.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

CEO Celsius Network nộp đơn xin từ chức

Trong tối nay (27/09), ông Alex Mashinsky (CEO của Celsius) đã nộp đơn từ chức. Rất nhanh sau đó, token CEL đã có những động thái lao dốc.

CEO Celsius Network nộp đơn xin từ chức
CEO Celsius Network nộp đơn xin từ chức

Theo thông cáo báo chí mới nhất, CEO Alex Mashinsky đã gửi đơn xin từ chức sau những lùm xùm gần đây xoay quanh hoạt động của công ty. Cụ thể, ông Mashinsky cho biết:

“Tôi xin từ chức CEO Celsius Network vào hôm nay. Tuy nhiên, tôi sẽ tiếp tục tập chung giúp cộng đồng đoàn kết để thực hiện những kế hoạch sắp tới, đồng thời giải quyết ổn thoả cho các chủ nợ. Đây là những gì tôi đã và đang tiếp tục làm sau khi công ty nộp đơn xin phá sản.”

Celsius Network là một trong những công ty chịu tổn thất nặng nề sau sự sụp đổ của quân domino mang tên Luna – Terra.

> Xem thêm: Nhìn lại dòng thời gian của Celsius Network

Song song đó, CEO Alex Mashinsky cũng chịu nhiều chỉ trích vì hoạt động giao dịch không minh bạch với tiền của nhà đầu tư.

Ở thời điểm bài viết, sau thông tin nói trên, token CEL đã giảm đột ngột 8% về ngưỡng 1,35 USD.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Do Kwon “bình an vô sự” trước lệnh truy nã đỏ của Interpol, LUNC và LUNA bất ngờ “dựng cột”

Do Kwon dường như không quá căng thẳng về việc bản thân ông đang bị Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) truy nã.

Do Kwon "bình an vô sự" trước lệnh truy nã đỏ của Interpol, LUNC và LUNA bất ngờ "dựng cột"
Do Kwon “bình an vô sự” trước lệnh truy nã đỏ của Interpol, LUNC và LUNA bất ngờ “dựng cột”

Tưởng chừng như tất cả mọi chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với Do Kwon về diễn biến tâm lý sau khi chính quyền Hàn Quốc thông báo Interpol chính thức ban hành lệnh truy nã đỏ đến với ông nhưng trên thực tế CEO Terra lại vô cùng “bình tĩnh” trước tin tức này.

Cụ thể, khi được một số người dùng Twitter hỏi về suy nghĩ cá nhân về vụ việc này, là kết quả theo yêu cầu của Tòa án Hàn Quốc, Do Kwon đã thản nhiên trả lời rằng:

“Khi ấy tôi đang tập trung ngồi viết code  ở trong phòng khách.”

Ngoài ra, Do Kwon chia sẻ đã cố gắng truy cập và tìm kiếm thông tin cá nhân ông trên trang web truy nã của Interpol nhưng hoàn toàn không có trong danh sách.

Mặc dù vị trí nơi sống hiện tại vẫn chưa được tiết lộ nhưng Do Kwon vẫn khẳng định rằng ông không cố gắng che giấu và chạy trốn khỏi điều gì cả, thậm chí ông còn thường xuyên đi bộ và lui tới các trung tâm mua sắm để giải trí.

Trong diễn biến liên quan, dù gặp nhiều biến động về phản ứng giá vào đầu tuần bởi tin tức “nóng” về lệnh truy nã của Interpol nhắm thẳng vào Do Kwon, tuy nhiên cả LUNC (LUNA cũ) là LUNA (LUNA mới) đều bất ngờ bật tăng trở lại mạnh mẽ hơn cả với những tuyên bố “bình an vô sự” phía CEO Terra cũng như sự hỗ trợ cần thiết của sàn giao dịch Binance thông qua động thái đốt toàn bộ phí giao dịch LUNC để thỏa mãn tất cả mọi người.

Vào thời điểm thực hiện bài viết, LUNC, LUNA ghi nhận mức tăng lần lượt là 51,53% và 25,85% trong 24h qua.

Biểu đồ 1H giá LUNC/USDT vào ngày 27/09/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1H giá LUNC/USDT vào ngày 27/09/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1H giá LUNA/USDT vào ngày 27/09/2022. Nguồn: Binance
Biểu đồ 1H giá LUNA/USDT vào ngày 27/09/2022. Nguồn: Binance

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Deribit huy động vốn với mức định giá 400 triệu USD

Deribit, sàn giao dịch quyền chọn Bitcoin lớn nhất theo thị phần, đã huy động vốn với mức định giá 400 triệu USD, theo bốn nguồn tin thân cận.

Deribit huy động vốn với mức định giá 400 triệu USD

Hai trong số bốn nguồn tin giấu tên cho biết, sàn giao dịch có trụ sở tại Panama đã huy động được khoảng 40 triệu USD trong thỏa thuận với các cổ đông QCP Capital, Akuna Capital và 10T Holdings.

Việc gây quỹ diễn ra ba tháng sau khi Deribit xác nhận là chủ nợ của Three Arrows Capital (3AC) sau khi quỹ đầu cơ này đã phá sản. Deribit đã huy động vốn mới để khôi phục vị thế của mình về trước sự cố 3AC.

3AC đã “ngã xuống” sau khi chịu tổn thất nặng nề từ sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra và sự hỗn loạn của thị trường tiền mã hóa khi đó. Khoản đầu tư 200 triệu USD của quỹ vào LUNA dường như đã bốc hơi hoàn toàn khi stablecoin thuật toán TerraUSD (UST) bị depeg vào giữa tháng 5. Deribit là một trong những chủ nợ đã nộp đơn thanh lý tài sản của 3AC lên tòa án ở Quần đảo Virgin thuộc Anh.

Từ đó, đã dẫn đến một đợt gây quỹ mới trị giá 100 triệu USD, nâng định giá lên 2,1 tỷ USD trong một thỏa thuận tài trợ tháng 8/2021.

Luuk Strijers, Giám đốc thương mại của Deribit phát biểu:

“Việc định giá 400 triệu USD hôm nay về cơ bản là không liên quan vì việc gây quỹ là từ các nhà đầu tư hiện tại. Đây có thể là bất kỳ giá trị nào. Đó là khoản thu hồi cổ tức từ các cổ đông hiện hữu. Chúng tôi đã chia cổ tức cao trước đó và quyết định thận trọng hơn khi củng cố bảng cân đối kế toán và giữ lại tài sản thay vì phân phối chúng cho các cổ đông.”

Strijers cho biết thêm rằng định giá thực sự của một công ty là một ẩn số cho đến khi họ tiến hành một cuộc gọi vốn công khai. Deribit giữ mức định giá thấp trong vòng nội bộ này “để tránh lời ra tiếng vào”. 

Được thành lập vào năm 2016, Deribit chủ yếu phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức. Việc định giá thấp của Deribit cho thấy áp lực mà thị trường tiền mã hóa đang đặt ra đối với việc định giá một công ty tư nhân hiện tại.

Trái ngược với không khí gọi vốn/gây quỹ sôi động của quý trước. Tính trong tháng 9 qua chỉ có vỏn vẹn vài vòng gọi vốn song giá trị huy động được cũng không lớn như Azuki (30 triệu USD), Messari (35 triệu USD), Sardine (51,5 triệu USD), Doodles (54 triệu USD), Sender (4,5 triệu USD), Mysten Labs (300 triệu USD).

Các thương vụ gọi vốn lớn của ngành crypto trong tháng 8-9/2022

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Có phải là đáy? Bitcoin vẫn ổn định khi cổ phiếu giảm giá

Bất chấp việc bán tháo cổ phiếu vào cuối tuần trước, Bitcoin dường như đang giữ vững vị trí của mình.

Đồng tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường được giao dịch ở mức khoảng 19.000 USD vào thứ Hai, vì S&P 500 đã giảm 1% trong ngày. Trên thực tế, tài sản kỹ thuật số dường như đang cạnh tranh với đồng đô la với tư cách là tài sản hoạt động tốt nhất trong quý 3. 

  • Hiệu suất hoạt động của Bitcoin cũng rõ ràng trong 5 ngày. Trong khi đồng tiền này tăng gần 3% trong thời gian đó, thì S&P và NASDAQ đều giảm khoảng 5% so với cùng kỳ.
  • Sự thiếu biến động có thể báo hiệu rằng tiền điện tử đã chạm đáy tương đối trong thị trường gấu. Cả cổ phiếu và tiền điện tử đều đang giảm ổn định khi Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt chính sách tiền tệ của mình trong suốt cả năm. 
  • Về mặt lịch sử, Bitcoin và tiền điện tử có mối tương quan chặt chẽ với cổ phiếu, nhưng có hệ số beta cao hơn. Điều đó có nghĩa là nếu cổ phiếu tăng hoặc giảm, Bitcoin thường sẽ đi theo với sự biến động thậm chí còn lớn hơn. 
  • Tuy nhiên, Bitcoin đã đạt được mối tương quan trong 40 ngày với NASDAQ dưới 0,5 vào tháng 7 – mức thấp nhất kể từ tháng 1. Giống như ngày hôm qua, chứng khoán đã giảm mạnh, trong khi Bitcoin vẫn tương đối ổn định. 
  • Kể từ cuối quý 2, Chỉ số MVIS CryptoCompare Digital Assets 100 đã tăng 5,4%. Các loại tài sản chính khác – cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và vàng – đều thua lỗ trong thời gian đó. 
  • Chỉ có đồng đô la là tương đối mạnh hơn, tăng 7,2% theo Chỉ số Dollar Spot Index của Bloomberg.
  • Tiền điện tử đã có một đợt bơm ngắn trong quý 3 khi sự phấn khích được xây dựng nhờ sự kiện Hợp nhất được mong đợi từ lâu của Ethereum. Tuy nhiên, hầu hết các lợi ích đạt được trong thời gian đó đã bị xóa sau khi nâng cấp bắt đầu hoạt động. 
Bitcoin/USD. Nguồn: TradingView

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

DeFi Discussion ep.63: Cuộc chiến Layer-1 sắp tới có gì đặc biệt?

Một tuần tương đối ảm đạm với thị trường tài chính nói chung và cả Cryptp hay DeFi. Dù vậy, hãy cùng bọn mình ngồi xuống, tìm hiểu về những từ khoá đáng chú ý thời gian gần đây và những kì vọng cho thời gian sắp tới nhé!

Chủ đề tuần này sẽ tiếp tục xoay quanh các hệ sinh thái Layer-1 chủ chốt của thị trường.

Hi vọng những từ khoá tuần này có thể giúp anh em phần nào đó vạch ra những lộ trình thú vị cho chặng đường sắp tới cùng thị trường. Còn giờ thì chờ gì nữa, cùng bắt đầu DeFi Discussion tuần này!

Có thể bạn quan tâm:

Kính thực tế ảo hạn chế đau đớn khi phẫu thuật

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở TP Boston, bang Massachusetts - Mỹ mới đây đã tiến hành thử nghiệm dùng kính thực tế ảo trên nhóm bệnh nhân cần được phẫu thuật ở tay với mức độ phẫu thuật tương tự nhau, theo Engadget.

Khi thử nghiệm, 34 tình nguyện viên được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất sử dụng cách thức gây mê thông thường, nhóm thứ hai được yêu cầu mang kính thực tế ảo (VR) và tai nghe khử tiếng ồn trong quá trình phẫu thuật. Nhóm bệnh nhân mang kính thực tế ảo được tiêm liều lượng thuốc gây mê thấp hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân còn lại. Cụ thể, nhóm không mang kính thực tế ảo phải sử dụng thuốc gây mê propofol với liều lượng trung bình 750,6 mg/giờ khi phẫu thuật, so với liều lượng trung bình chỉ 125,3 mg/giờ của những bệnh nhân có mang kính thực tế ảo.

Kính thực tế ảo sẽ trình chiếu các nội dung với góc nhìn 360 độ về những phong cảnh đẹp và yên bình. Chẳng hạn, đó là những khu rừng xanh bát ngát, đỉnh núi xa mờ, đồng cỏ đọng sương mai, bầu trời đầy sao hoặc hướng dẫn cách thiền… trong suốt quá trình diễn ra ca phẫu thuật.

Với nhóm đeo kính thực tế ảo, thực tế chỉ có 4/17 bệnh nhân cần sử dụng thuốc gây mê propofol, còn lại chỉ cần gây tê cục bộ.

Kính thực tế ảo hạn chế đau đớn khi phẫu thuật - Ảnh 1.

Đeo kính thực tế ảo được cho là giúp giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Ảnh: Engadget

Các bác sĩ còn nhận thấy nhóm bệnh nhân đeo kính thực tế ảo khi phẫu thuật sẽ có thời gian xuất viện nhanh hơn nhóm còn lại. "Một phần vì họ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi thuốc gây mê. Giảm lượng thuốc mê cũng đồng thời giúp giảm các biến chứng có thể xảy ra và tiết kiệm được chi phí của ca phẫu thuật" - các bác sĩ cho biết.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu, những nội dung được truyền tải qua VR tác động làm bệnh nhân bị phân tâm trong quá trình phẫu thuật, giúp họ giảm bớt đi cảm giác đau đớn dù không dùng nhiều thuốc gây mê trước khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng hiện đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu và chưa đưa ra được kết luận cuối cùng.

Bằng Hưng

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

Vitalik Buterin hy vọng Zcash và Dogecoin sẽ chuyển sang Proof-of-Stake

Nhà đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin hy vọng Zcash Dogecoin sẽ chuyển sang đồng thuận Proof-of-Stake trong tương lai.

Vitalik Buterin hy vọng Zcash và Dogecoin sẽ chuyển sang Proof-of-Stake

Zcash và Dogecoin nên nối gót Ethereum chuyển sang Proof-of-Stake, Vitalik Buterin cho biết tại sự kiện blockchain Mainnet 2022.

“Tôi muốn nói rằng… khi PoS trưởng thành, hy vọng Zcash và Dogecoin sẽ sớm chuyển sang PoS.”

Trở lại giữa 2021, Electric Coin Company – đơn vị phát triển Zcash từng được nhà sáng lập Ethereum tâng bốc nhiều lần, đã công bố kế hoạch 3 năm tiến lên Proof-of-Stake, ZEC khi đó đã “dựng cột”. Tại Mainnet năm nay, CEO Electric Coin Company đã một lần nữa úp mở về khả năng triển khai PoS và cho biết vẫn đang quan sát phản ứng của Ethereum kể từ khi kích hoạt hợp nhất. 

Dogecoin cũng đưa ra ý định tương tự trong roadmap 2022, dưới sự hậu thuẫn lớn từ Vitalik Buterin. Với ý tưởng độc ​​đáo cho phép tất cả nhà đầu tư nắm giữ DOGE tham gia staking để cùng điều hành mạng lưới và đóng góp thông qua các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đồng thuận blockchain đòi hỏi sự nhất trí cao giữa các thành viên trong cộng đồng chứ không phải một sớm một chiều. 

Cả hai dự án trên trong thời gian qua đều thường xuyên làm mới mình bằng những bản nâng cấp mang tính lịch sử. Zcash Network Upgrade 5 (NU5) – cập nhật lớn đầu tiên kể từ tháng 11/2020 – đã được kích hoạt trên mainnet Zcash vào ngày 31/08. Bên cạnh những bước tiến đáng kể, Dogecoin cũng liên tục cập nhật diện mạo, gần nhất là bản libdogecoin được xem là tiền đề cho tương lai của đồng coin này.

Dogecoin và Zcash đang có mặt trong top 10 đồng coin Proof-of-Work hiện tại, tính theo vốn hóa thị trường được CoinGecko thống kê. Trong khi người ta thường biết đến Dogecoin là một meme coin thì Zcash được xem là một coin privacy lâu năm, song cả hai đều đang sử dụng cơ chế đào tiêu thụ nhiều điện năng và không thân thiện với môi trường. 

Như Coin68 đã đưa tin vào ngày 15/09, cuối cùng Ethereum đã chính thức triển khai The Merge, bản nâng cấp được toàn ngành mong đợi đã đưa blockchain lớn thứ hai thế giới quá độ từ Proof-of-Work lên Proof-of-Stake, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Việc không còn đào coin dù không cải thiện phí gas và tốc độ giao dịch, đã giúp ETH cắt giảm hơn 99% lượng điện năng tiêu thụ và là phát súng đầu tiên “làm mẫu” cho các blockchain PoW truyền thống. 

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Stablecoin thoái vị – Destablecoin lên ngôi

Destablecoin là một mô hình trong đó nó sử dụng các loại tiền điện tử phi tập trung và đã tham gia liquid staking làm tài sản thế chấp.

Destablecoin là gì?

Thông thường, chúng ta đã nghe nhiều đến khái niệm stablecoin trong các bài viết của BeInCrypto. Hôm nay, chúng ta có một khái niệm mới là destablecoin. Vậy destablecoin là gì?  Dễ thấy rằng, destablecoin là một từ ghép của “de” và “stablecoin”. Tiền tố “de” là viết tắt của decentralized (phân quyền/phi tập trung). Như vậy, destablecoin là một loại tài sản mới trong lĩnh vực tiền điện tử.

Không giống với stablecoin khi được neo theo tỷ lệ 1:1 với các loại tiền fiat truyền thống (độ ổn định cao), destablecoin chỉ sử dụng tài sản tiền điện tử phi tập trung, được staking thanh khoản làm tài sản thế chấp.

Khác với stablecoin, destablecoin không nhằm mục đích đạt được sự ổn định giá tuyệt đối với các loại tiền tệ dựa trên fiat như USD. Nó cũng không biểu thị sự biến động giá theo cách các tài sản mà chúng ta thường thấy, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum (giá cả có thể tăng giảm vài chục % trong thời gian ngắn). Nó sẽ cho phép một số biến động với biên độ nhất định về giá bởi lẽ nó quan niệm rằng bản thân các loại tiền fiat cũng có các tỷ giá tham chiếu khác nhau và tỷ lệ chênh lệch lãi suất theo thị trường mở.

Một mô hình destablecoin trên thị trường hiện nay

Một vài điểm khác biệt giữa destablecoin và stablecoin

Hiện nay, thị trường có thể gom nhóm thành 4 loại stablecoin chính gồm stablecoin được hỗ trợ bởi fiat (USDT); hỗ trợ bởi tiền điện tử (DAI); hỗ trợ bởi thuật toán (USDD) hay hỗ trợ bởi hàng hóa (PAXG). Ở một khía cạnh nào đó, destablecoin có vài điểm tương đồng với các loại stablecoin hỗ trợ bởi tiền điện tử. Tuy nhiên, nó có một số khác biệt.

  • Destablecoin phi tập trung hoàn toàn. Cụ thể, các stablecoin như DAI tận dụng các tài sản tiền điện tử tập trung như USDC trong khi các loại destablecoin sẽ sử dụng các tài sản phi tập trung như BNB làm thế chấp chẳng hạn. Nói cách khác, hỗ trợ cho destablecoin sẽ 100% là các loại tiền điện tử trên thị trường hiện nay.
  • Hơn nữa, destablecoin nhằm mục đích đạt được sự ổn định trên diện rộng mà không có sự cố định tuyệt đối đối với các loại tiền tệ fiat. Nó không hướng đến việc tạo sự ổn định giá tuyệt đối bằng mọi giá.

Tại sao lại cần đến destablecoin?

Có 2 lý do chính dẫn đến sự ra đời của mô hình destablecoin.

Thứ nhất, hãy cùng BeInCrypto nhớ lại các thức hoạt động của stablecoin thông thường như USDT hay USDC. Để có thể tạo ra 1 USDT, người dùng sẽ cần bỏ ra 1 USD tương ứng. Điều đó có nghĩa là các loại stablecoin như USDT sẽ luôn phải gắn liền với loại tiền fiat truyền thống. Nói cách khác, ít nhiều nó sẽ vẫn bị kiểm soát từ Chính phủ hoặc các tổ chức trung gian.

Khi nguồn cung phụ thuộc vào một thứ bị kiểm soát, thị trường tiền điện tử sẽ đặt trong trạng thái đáng báo động. Bản chất vốn có của thị trường tiền điện tử là phi tập trung. Do đó, việc sử dụng một loại tiền điện tử được tập trung hóa và chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường dường như đang đi ngược lại với xu thế này.

Với vốn hóa toàn thị trường stablecoin lên đến hơn 152 tỷ USD (trên tổng số 983 tỷ USD toàn thị trường tại thời điểm viết bài), đây đang là một mảnh đất màu mỡ. Tuy nhiên, nó cần phải đa dạng giải pháp để đảm bảo sự ổn định, tránh những rủi ro không đáng có.

Vốn hóa thị trường stablecoin

Thứ hai, với sự xuất hiện của mô hình destablecoin sẽ giúp tối ưu hơn hiệu quả sử dụng vốn của tiền điện tử. Nói cách khác, các đồng tiền sau khi tham gia liquid staking sẽ được sử dụng làm tài sản thế chấp để tạo ra destablecoin và dùng nó cho các mục đích khác nhau như giao dịch, mua bán… Điều này làm gia tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường, hạn chế “tiền chết”.

Destablecoin có thể được sử dụng trong những trường hợp nào?

Dưới đây là một số trường hợp sử dụng cơ bản mà một destablecoin có thể có:

  • Vay destablecoin: Người dùng có thể thế chấp tài sản tiền điện tử đã qua liquid staking để vay đồng destablecoin này. Sau đó, destablecoin này sẽ có thể được dùng cho các giao dịch khác như một loại stablecoin thông thường.
  • Liquidity mining: Người dùng có thể dùng destablecoin để tham gia vào các quá trình khai thác thanh khoản trên DeFi.
  • Thanh toán: Là phương tiện để chuyển giá trị, mua hàng hóa và dịch vụ.

Rủi ro của destablecoin là gì?

Nếu như rủi ro của stablecoin đến từ sự tập trung hóa thì bản thân destablecoin không phải là không có những rủi ro của riêng nó. Dưới đây là một số rủi ro hiện hữu mà BeInCrypto nhận thấy từ mô hình này. Cụ thể:

Một là tính biến động. Vì được thế chấp bởi các loại tiền điện tử nên đây được xem như là tử huyệt lớn nhất của mô hình này.Bởi lẽ, không giống như tiền fiat, các loại tiền điện tử thường có biến động giá rất lớn (có thể tăng/giảm). Khi một loại tiền tệ được hình thành dựa trên một loại tài sản biến động, để giữ được chôt (peg), nó cần phải có một cơ chế kiểm soát sự biến động của loại tiền điện tử mà nó dựa (back) vào.

Hai là rủi ro liên quan đến dự án. Nếu như một loại stablecoin được back dựa trên một loại tiền điện tử có nguy cơ vỡ nợ cao (ví dụ như LUNA) thì bản thân đồng destablecoin nó cũng sẽ bị sụp đổ. Trường hợp stablecoin UST của Terra là một ví dụ điển hình.

Các biện pháp để kiểm soát rủi ro của destablecoin?

Có thể, mô hình destablecoin cũng sẽ gặp lỗ hổng lớn giống như stablecoin thuật toán (UST, USDD…). Tuy nhiên, với những rủi ro hiện hữu như hiện tại, có một số phương pháp được đưa ra để giúp nó vận hành và hoạt động. Cụ thể:

Thứ nhất, nó có thể sẽ được giới hạn nguồn cung trên tổng vốn hóa thị trường với loại tài sản mà nó dựa vào để tránh lạm phát. Lấy ví dụ, destablecoin HAY được back dựa trên đồng BNB. Hiện nó được giới hạn nguồn cung ở mức ~5% trên vốn hóa của BNB. Điều đó có nghĩa là khi vốn hóa tăng lên, nguồn cung HAY cũng tăng và ngược lại.

Thứ hai, để giữ ổn định cho đồng destablecoin trong tình huống tiền điện tử mà nó back vào bị biến động giá, nó sẽ cần thiết lập một biên độ nhất định. Điều này được thể hiện bằng việc thế chấp quá mức đối với loại tài sản nó. Ví dụ, khi giá tài sản giảm thì tỷ lệ thế chấp quá mức được thiết lập ban đầu sẽ không còn đảm bảo. Lúc này, người vay sẽ được khuyến khích vay thêm destablecoin làm tăng nguồn cung đồng thời gia tăng thêm tài sản thế chấp, tránh thanh lý.

Như trong trường hợp của HAY destablecoin, nó được thiết lập tỷ lệ khoản vay trên giá trị tối đa là 66% (hay tỷ lệ thế chấp tài sản đảm bảo là 152%). Lấy ví dụ, người dùng thế chấp 1,000 USD bằng BNB để vay HAY destablecoin. Với tỷ lệ này, sẽ chỉ có 660 USD HAY destablecoin được tạo ra. Nếu giá của tài sản thế chấp giảm, tỷ lệ LTV tăng quá giới hạn nhưng không có thêm bổ sung tài sản thế chấp thì quá trình thanh lý sẽ bắt đầu.

Lời kết

Hiện tại, còn quá sớm để có thể đánh giá được sự thành công của mô hình destablecoin này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó đã gia tăng thêm mảnh ghép cho thị trường, giúp đa dạng hóa sự lựa chọn cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư.

HAY là một trong những destablecoin được xem như đầu tiên trong phân khúc này. Đây là một dự án được phát triển bởi Helio protocol.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER