Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Visa phủ nhận tin đồn “lạnh nhạt” với crypto

Mastercard và Visa đang tạm dừng kết nối với các công ty crypto sau nhiều vụ sụp đổ lớn trong năm qua, hãng tin Reuters cho biết. 

Visa phủ nhận tin đồn “lạnh nhạt” với crypto

Tối ngày 28/02, tờ Reuters đưa tin cả Mastercard và Visa đang “lạnh nhạt” với lĩnh vực tiền mã hóa sau nhiều sự hỗn loạn làm rung chuyển ngành này trong năm ngoái.

Hãng thông tấn trích lời đại diện phát ngôn của Visa:

“Những thất bại nổi bật gần đây trong lĩnh vực tiền mã hóa là một lời cảnh tỉnh chúng ta vẫn còn một chặng đường dài sắp tới, trước khi crypto trở thành một phần của các dịch vụ tài chính và thanh toán chính thống.”

Trong một tweet phản hồi, lãnh đạo mảng crypto tại Visa – Cuy Sheffield khẳng định thông tin trên là sai sự thật, chiến lược mà đơn vị đã đặt ra đối với ngành này vẫn không hề lay chuyển. Theo lời Sheffield, Visa vẫn tiếp tục hợp tác với các công ty crypto để xây dựng sản phẩm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán stablecoin một cách an toàn, tuân thủ và thuận tiện.

Trong quá khứ, Visa từng đề xuất sử dụng StarkNet trong thanh toán tự động vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, sự thất bại của hệ sinh thái Terra và đế chế FTX dường như đã khiến gã thanh toán này trở nên dè chừng và thận trọng hơn. Song Visa đã lập tức chấm dứt quan hệ đối tác với FTX ngay sau chuỗi thảm họa và tạm dừng việc triển khai thẻ ghi nợ crypto tại hơn 40 quốc gia Mỹ Latinh, châu Âu và châu Á. Visa gần đây còn ký kết thỏa thuận lâu dài với ứng dụng thanh toán crypto Wirex để mở rộng thị phần của mình ở châu Á – Thái Bình Dương (APAC) và Anh. 

Tháng trước, Mastercard thông báo bắt tay với Binance làm thẻ crypto trả trước tại Brazil và Polygon trong việc mở rộng sân chơi âm nhạc Web3. Phát ngôn viên của Mastercard xác nhận với CoinDesk rằng công ty vẫn đang “làm việc với các đối tác để đưa các giải pháp và chương trình thanh toán phù hợp ra thị trường”.

Động thái mới nhất từ hai gã khổng lồ thanh toán được cho là thuận theo xu hướng hiện tại, khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp truyền thống tăng cường hạn chế tiếp xúc với ngành tiền mã hóa. Một số ngân hàng Mỹ đã rục rịch “từ chối giao tiếp” với doanh nghiệp crypto. Ngay cả Big4 kiểm toán cũng nói không với các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn như Binance… 

Ngoài ra, môi trường pháp lý ở Mỹ cũng là một rào cản đáng kể tác động đến quyết định của Visa hay Mastercard. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã liên tục “tấn công” lĩnh vực crypto kể từ đầu năm nay.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Chính phủ Mỹ “dứt khoát” với TikTok

"Tối hậu thư" trên được Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Mỹ Shalanda Young công bố hôm 27-2 (giờ Mỹ) và được hãng Reuters đăng tải.

"Nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu, toàn bộ cơ quan liên bang Mỹ phải xóa bỏ TikTok khỏi điện thoại và hệ thống cũng như chặn đường truyền internet đến ứng dụng này" - thông báo của OMB nếu rõ.

Lưu ý thêm rằng lệnh cấm không áp dụng với các hoạt động nghiên cứu an ninh, hành pháp, an ninh quốc gia nhưng cần được người đứng đầu cơ quan phê chuẩn. Các doanh nghiệp không liên quan đến Chính phủ Mỹ và người dân không bị ảnh hưởng bởi "tối hậu thư".

OMB đánh giá đây là "bước đi quan trọng để ứng phó các nguy cơ từ ứng dụng đối với dữ liệu nhạy cảm của chính phủ".

Giám đốc Bảo mật thông tin liên bang Mỹ Chris DeRusha cho biết động thái "nằm trong cam kết của Washington về bảo vệ hạ tầng số cũng như sự riêng tư, an ninh cho người dân Mỹ".

Động thái "dứt khoát" trên diễn ra trong bối cảnh thời gian qua một số cơ quan liên bang như Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã áp dụng hạn chế với TikTok.

TikTok chưa bình luận "tối hậu thư" của Nhà Trắng nhưng trước đó hãng sở ByteDance nhiều lần bác bỏ cáo buộc sử dụng ứng dụng để theo dõi người dân Mỹ và cho rằng các thông tin sai lệch khiến lo ngại gia tăng.

Chính phủ Mỹ “dứt khoát” với TikTok - Ảnh 1.

Nhà Trắng ra tối hậu thư 30 ngày các cơ quan liên bang phải xoá ứng dụng TikTok. Ảnh: Shutterstock

Quốc hội Mỹ cuối năm ngoái thông qua dự luật cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm nay (28-2) sẽ bỏ phiếu về một dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden có quyền cấm TikTok trên mọi thiết bị ở Mỹ.

"Dự luật cho phép chính quyền Tổng thống Biden cấm TikTok hoặc bất kỳ ứng dụng nào đe dọa an ninh quốc gia. Bất cứ ai tải ứng dụng TikTok về thiết bị đều đồng nghĩa đã mở 'cửa hậu' tiếp cận thông tin cá nhân của họ" - Hạ nghị sĩ Mike McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh.

TikTok đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại có thể bị thu thập dữ liệu người dùng.

Canada ngày 27-2 (giờ địa phương) cũng ban lệnh cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ với lo ngại tạo ra rủi ro ở cấp độ "không thể chấp nhận được" đến sự riêng tư và an ninh.

Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu tuần trước cũng cấm nhân viên hai cơ quan này cài đặt TikTok trên điện thoại sử dụng cho việc công cũng vì lý do tương tự.

Bằng Hưng

Fujitsu và Mitsubishi bắt tay xây dựng “khu kinh tế Metaverse” Nhật Bản

Các tập đoàn công nghệ và tài chính danh tiếng tại Nhật Bản đang hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng Metaverse của quốc gia.

Các “ông lớn” Fujitsu và Mitsubishi bắt tay xây dựng “khu kinh tế Metaverse” Nhật Bản

Theo thông cáo báo chí, các tập đoàn lớn bao gồm gã khổng lồ công nghệ Fujitsu, tập đoàn đa lĩnh vực Mitsubishi, ngân hàng danh tiếng Mizuho cùng 7 công ty khác đang tìm cách xây dựng một cơ sở hạ tầng metaverse mở được gọi là RYUGUKOKU (TBD) phóng theo tầm nhìn “đại diện quốc gia”. 

Theo đó, RYUGUKOKU (TBD) sẽ đóng vai trò là một thế giới ảo kết nối người dùng với các dịch vụ Web3 khác nhau do liên minh các tập đoàn và cơ quan chính phủ tạo ra. Những tính năng nền tảng sẽ cung cấp gồm có: 

  • Auto-Learning Avatar: Thu thập thông tin người dùng để tạo ra trải nghiệm cá nhân hoá;
  • Pegasus World Kit: Giúp người dùng tạo trải nghiệm siêu dữ liệu;
  • Multi-Magic Passport: Cung cấp phương thức nhận dạng và thanh toán tiện lợi. 

Dịch vụ cũng có thể được mở rộng ra ngoài khuôn khổ Nhật Bản đến các khu vực pháp lý và chính phủ khác.

Ngân hàng Mizuho sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cho “metaverse coin”, Mitsubishi đảm bảo nguồn tài chính của dự án, trong khi công ty Bảo hiểm Sompo sẽ chịu trách nhiệm quản lý về mặt rủi ro.  

Kể từ năm 2022, “xứ sở mặt trời mọc” đã và đang trên đà tích hợp công nghệ Web3, đồng thời có những động thái “bật đèn xanh” như dỡ bỏ lệnh cấm đối với các stablecoin được phát hành ngoài nước; miễn thuế doanh nghiệp cho nhà phát hành token liên tục tài trợ cho các dự án metaverse và NFT thông qua các khoản đầu tư chính phủ.

Vào tháng 11/2022, Bộ Kỹ thuật số của nước này đã lên kế hoạch thành lập tổ chức phi tập trung DAO để giúp chính phủ truy cập vào Web3.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Binance bị cáo buộc không bảo chứng đầy đủ cho USDC

Nền tảng giao dịch tiền mã hóa Binance được cho là đã di chuyển 1,8 tỷ USD tài sản bảo chứng sang các bên khác trong năm 2022, nhưng bị sàn phủ nhận.

Binance lại bị cáo buộc không bảo chứng đầy đủ cho USDC

Theo nguồn tin của Forbes, sàn giao dịch Binance trong năm 2022 đã có thời điểm không bảo chứng đầy đủ cho 1,8 tỷ USD token phái sinh được nền tảng này phát hành.

Cụ thể, nguồn tin khẳng định Binance đã luân chuyển 1,8 tỷ USD tiền bảo chứng cho stablecoin USDC phiên bản phát hành trên BNB Chain đến các quỹ đầu tư như Alameda Research, Amber Group và Cumberland mà không thông báo cho khách hàng. Thời gian ghi nhận tình trạng ấy là từ giữa tháng 08/2022 đến đầu tháng 12/2022, tức là ngay sau cuộc khủng hoảng thanh khoản 3AC- Celsius – Voyager đến sau sự sụp đổ chóng vánh của FTX.

Hành trình luân chuyển USDC từ Binance ra các tổ chức khác. Nguồn: Forbes

Bài báo còn cáo buộc Binance chuyển đến 1,1 tỷ USDC đến Cumberland, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Chicago (Mỹ), nhằm quy đổi sang chính stablecoin BUSD của Binance nhằm gia tăng thị phần so với USDC.

Biến động lượng tài sản bảo chứng trong ví của Binance. Nguồn: Forbes

Trong quãng thời gian chuyển USDC ra ngoài, Binance vẫn không đốt lượng USDC đã phát hành trên BNB Chain, đồng nghĩa với việc chúng không được bảo chứng đầy đủ.

Lượng USDC phát hành trên BNB Chain (cam vàng) so với lượng USDC được Binance nắm giữ để bảo chứng (xanh dương). Nguồn: Forbes

Giám đốc Chiến lược của Binance Patrick Hillman khẳng định với Forbes rằng việc sàn thường xuyên chuyển tiền giữa các ví là hành động bình thường và không phải vấn đề, cam kết không trộn lẫn tiền của khách hàng và luôn duy trì sổ sách kế toán đầy đủ.

Người phát ngôn của Binance cũng ra tuyên bố về bài báo của Forbes như sau:

“Những giao dịch được chỉ ra là hoạt động quản lý ví nội bộ của sàn. Tuy trước đây Binance từng thừa nhận hoạt động quản lý tài sản thế chấp do các token do Binance tái phát hành đã có sai sót, thế nhưng chưa bao giờ ảnh hưởng đến tiền của người dùng. Quá trình quản lý tài sản thế chấp của chúng tôi được thực hiện đều đặn và có thể được xác minh từ dữ liệu blockchain.”

Hồi tháng 01/2023, Binance thừa nhận giữ chung tiền gửi của khách hàng với tài sản bảo chứng cho token phái sinh trong cùng một ví, đồng thời cam kết sẽ có điều chỉnh để khắc phục. Sàn còn bị phát hiện trong năm 2021 đã không duy trì đủ tiền để đảm bảo giá trị cho stablecoin BUSD.

Binance trong thời gian qua liên tục trở thành mục tiêu tấn công trong khía cạnh pháp lý, mới nhất là việc bị SEC và chính quyền New York “sờ gáy” về stablecoin BUSD.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Coinbase thông báo tạm dừng giao dịch BUSD bắt đầu từ ngày 13 tháng 3

Coinbase sẽ tạm dừng giao dịch cho stablecoin Binance USD (BUSD) vào ngày 13 tháng 3, sàn giao dịch đã công bố vào ngày 27 tháng 2 trên Twitter. Thông báo đề cập đến “các tiêu chuẩn niêm yết” của nó đứng đằng sau quyết định. BUSD là stablecoin lớn thứ ba tính theo vốn hóa thị trường.

Quyết định này sẽ áp dụng cho Coinbase.com (cơ bản và nâng cao), Coinbase Pro, Coinbase Exchange và Coinbase Prime, theo chủ đề Twitter. Sàn giao dịch cho biết thêm, “Các khoản tiền BUSD của bạn sẽ vẫn có thể truy cập được đối với bạn và bạn sẽ tiếp tục có khả năng rút tiền của mình bất kỳ lúc nào”.

Người phát ngôn của Coinbase cho biết:

Quyết định đình chỉ giao dịch BUSD của chúng tôi dựa trên quy trình giám sát và đánh giá nội bộ của chính chúng tôi. Khi xem xét BUSD, chúng tôi đã xác định rằng nó không còn đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết của chúng tôi nữa và sẽ bị đình chỉ.

Theo trang web của Coinbase, nhóm danh sách tài sản kỹ thuật số của họ bỏ phiếu cho các tài sản sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch, “được thông báo bởi một quy trình kiểm tra/xem xét nghiêm ngặt để đánh giá tài sản theo các tiêu chuẩn bảo mật kỹ thuật, tuân thủ và pháp lý”. Ngoài ra, còn có các đánh giá kinh doanh bổ sung và giám sát liên tục để đảm bảo tài sản tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Binance phát hành 130 triệu USD stablecoin TUSD trong vòng một tuần

TrueUSD (TUSD) đã trở thành stablecoin lớn thứ 5 ngành tiền mã hóa nhờ được sàn Binance phát hành liên tục trong thời gian qua.

Top các stablecoin có vốn hóa thị trường lớn nhất, ảnh chụp màn hình CoinMarketCap vào 09:10 AM ngày 28/02/2023

Theo dữ liệu từ đơn vị thống kê Nansen, Binance đã phát hành thêm đến 130 triệu USD stablecoin TrueUSD (TRU) trong 7 ngày gần nhất, khiến lượng cung lưu hành của stablecoin vượt ngưỡng 1,1 tỷ USD.

Với mức vốn hóa mới, TUSD đã vượt mặt Frax (FRAX) để trở thành stablecoin lớn thứ 5 thị trường tiền mã hóa, tạm xếp sau Tether (USDT), USD Coin (USDC), Dai (DAI) và Binance USD (BUSD) – đồng stablecoin của Binance nhưng đang bị chính quyền Mỹ gia tăng sức ép pháp lý.

Các giao dịch mint TUSD của Binance trong 7 ngày gần nhất. Nguồn: Nansen, CoinDeskTUSĐ

TUSD, còn được biết đến với tên cũ là TrustToken, là stablecoin phát hành bởi công ty ArchBlock. Theo dữ liệu từ Chainlink, TUSD đang được bảo chứng toàn phần bởi tiền mặt.

Với việc BUSD liên tục suy giảm về thị phần, lượng cung lưu hành giảm đến 5 tỷ USD chỉ trong 1 tháng qua và rơi khỏi top 10 đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất, các stablecoin khác đang bước vào cuộc chiến để tranh giành thị phần của đồng tiền này.

Cùng lúc đó, dự án lending tiền mã hóa TrueFi (TRU) có liên hệ với TUSD thì đã có lúc tăng mạnh sau khi thông tin Binance phát hành TUSD lần đầu xuất hiện.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Coinbase thông báo ngừng giao dịch BUSD

Thông báo được đưa ra sau hai tuần Paxos gặp “rắc rối pháp lý” xoay quanh đồng stablecoin mang thương hiệu Binance.

Coinbase thông báo ngừng giao dịch BUSD – Ảnh: CryptoSlate

Sàn giao dịch crypto lớn nhất Hoa Kỳ – Coinbase sẽ chính thức ngừng giao dịch Binance USD (BUSD) từ ngày 13/03 vì stablecoin này không đáp ứng tiêu chuẩn niêm yết của sàn, theo thông báo tối ngày 27/02. 

Đại diện sàn giao dịch có trụ sở tại San Francisco cho biết:

“Quyết định đình chỉ giao dịch BUSD của chúng tôi dựa trên quy trình giám sát và xem xét nội bộ. Chúng tôi nhận thấy rằng BUSD không còn đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết của mình và sẽ bị tạm ngưng.”

Thông báo trên sẽ được áp dụng cho Coinbase.com, Coinbase Pro, Coinbase Exchange và Coinbase Prime. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể truy cập và rút BUSD bất cứ lúc nào. 

Quyết định mới nhất đã ảnh hưởng ít nhiều đến giá BNB của Binance. Đồng coin sàn này đã giảm hơn 1% trong 24h qua và đang giao dịch ở mức 304,1 USD.

Đồ thị 1h của cặp BNB/USDT trên sàn Binance vào lúc 08:30 AM ngày 28/02/2023

Trong khi đó, BUSD vẫn là stablecoin xếp thứ ba theo vốn hóa thị trường với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, chỉ sau USDT của Tether và USDC của Circle. Song BUSD đang dần “mất vị thế” trên bản đồ stablecoin khi đã đánh rơi top 10 vốn hoá của mình trong hôm qua, như Coin68 đã thông tin. 

Động thái hôm nay được đưa ra sau hai tuần Paxos – đơn vị chịu trách nhiệm vận hành BUSD cùng với Binance bị giới chức Mỹ “sờ gáy”, yêu cầu ngừng phát hành mới. Đầu tháng này, Binance cũng khẳng định sẽ chấm dứt hợp tác với Paxos sau khi bị Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc BUSD là chứng khoán. Song dù hoàn toàn bác bỏ quan điểm của SEC, Paxos vẫn đang đối thoại trên tinh thần xây dựng với cơ quan quản lý. 

Theo Decrypt, Quyết định đình chỉ giao dịch BUSD của Coinbase là nỗ lực nhằm tránh sự giám sát từ các cơ quan quản lý.

Timothy Cradle – Giám đốc Pháp lý của Blockchain Intelligence Group nhận định nhiều sàn giao dịch từng hành động tương tự Coinbase vào năm 2020 sau khi SEC cáo buộc Ripple Labs huy động 1,3 tỷ USD từ việc bán chứng khoán chưa đăng ký thông qua token XRP. Coinbase lúc bấy giờ đã đình chỉ XRP sau thông báo vụ kiện. Song tranh chấp giữa Ripple Labs và SEC vẫn chưa có hồi kết cho đến hôm nay.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Ứng dụng được gắn nhãn “an toàn” trên Google Play có thực sự an toàn?

Thông tin trên do tổ chức phi lợi nhuận Mozilla (Mỹ) cung cấp và được chuyên trang công nghệ The Register đăng tải hôm 26-2.

Theo đó, Mozilla khẳng định nhiều ứng dụng hàng đầu - bao gồm cả TikTok, Facebook hay Twitter - vốn đều được dán nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play nhưng thực tế lại "không an toàn" như… quảng cáo.

"Được gắn nhãn an toàn trên cửa hàng Google Play sẽ khiến bạn tin rằng cả TikTok và Twitter đều không chia sẻ dữ liệu cá nhân của bạn với bên thứ ba. Tuy nhiên, chính sách bảo mật của các ứng dụng này đều nêu rõ rằng chúng chia sẻ thông tin người dùng với các nhà quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ internet, nền tảng và nhiều loại hình công ty khác" - Tổ chức Mozilla khẳng định.

Ứng dụng được gắn nhãn “an toàn” trên Google Play có thực sự an toàn? - Ảnh 1.

Không phải mọi ứng dụng được gắn nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play đều "an toàn". Ảnh: Google

Để đưa ra kết luận trên, nhóm chuyên gia của Mozilla đã tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá "quyền riêng tư" đối với 40 ứng dụng, trong tổng số khoảng 2,7 triệu ứng dụng hiện có trên cửa hàng Google Play. Lưu ý thêm rằng trong số 40 ứng dụng đó có 20 ứng dụng miễn phí và 20 ứng dụng thu phí người dùng.

Chuyên gia của Mozilla khẳng định chỉ khoảng 15% ứng dụng gắn nhãn "an toàn" trên cửa hàng Google Play "thực sự an toàn", 40% "kém an toàn" và số còn lại "không an toàn".

Nghiên cứu cũng chỉ 6 trong số 20 ứng dụng miễn phí hàng đầu trên cửa hàng Google Play được đánh giá "kém" - bao gồm Facebook, Messenger, SnapChat, Facebook Lite và Twitter...

Đăng Minh

Sau Mỹ và EU, Anh cấm quan chức chính phủ sử dụng TikTok?

"Chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak đang chịu sức ép cấm các quan chức sử dụng TikTok khi nó ngày càng trở nên phổ biến trong giới chính khách tại Anh" - báo The Guardian (Anh) cho biết.

Sức ép ngày càng gia tăng với Thủ tướng Rishi Sunak sau khi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Anh Alicia Kearns kêu gọi chính phủ xem xét lại các chính sách và chuyển sang cấm các quan chức chính phủ và nhân viên quốc hội cài đặt ứng dụng TikTok trên bất kỳ điện thoại di động nào phục vụ cho việc công. 

Nữ quan chức thuộc Ủy ban Đối ngoại đề nghị: "Chúng ta cần có các cuộc thảo luận trên toàn quốc, kể cả với con cái của chúng ta. Chúng ta cần hiểu rõ về tầm quan trọng của dữ liệu và tất cả những gì dữ liệu đó có thể tiết lộ về bản thân cũng như có thể khiến chúng ta dễ bị tổn thương".

Sau Mỹ và EU, Anh cấm quan chức chính phủ sử dụng TikTok? - Ảnh 1.

Mỹ và EU đã có lệnh cấm nhân viên chính phủ sử dụng TikTok trên thiết bị làm việc. Ảnh: The Verge

Ngoài bà Alicia Kearns còn hàng loạt các quan chức khác tại Anh cũng đã lên tiếng về vấn đề "nên cấm TikTok với các quan chức chính phủ".

Lời kêu gọi của giới chức Anh diễn ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu trước đó đã được yêu cầu hạn chế sử dụng ứng dụng mạng xã hội TikTok.

Tuần qua, Ủy ban châu Âu quyết định đình chỉ việc sử dụng TikTok trên các thiết bị được cấp cho công chức và thậm chí cả điện thoại cá nhân nếu họ có cài đặt ứng dụng công việc.

Động thái của EU diễn ra sau khi Mỹ cấm nhân viên liên bang sử dụng ứng dụng này trên thiết bị làm việc từ năm ngoái.

Bằng Hưng

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Huobi và KuCoin bị tố vi phạm lệnh cấm vận từ Mỹ

Binance và ByBit cũng nằm trong danh sách thiếu tuân thủ lệnh cấm vận của Mỹ khi ngầm phục vụ khách hàng Nga giao dịch crypto. 

Huobi và KuCoin bị tố vi phạm lệnh cấm vận từ Mỹ

Các sàn giao dịch HuobiKuCoin vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho người dùng Nga bất chấp lệnh cấm vận, theo tờ Politico.

Báo cáo từ Inca Digital được Politico trích dẫn cho thấy, khách hàng của các ngân hàng Nga thuộc danh sách cấm vận vẫn có thể dùng thẻ ghi nợ để giao dịch P2P (Peer-to-Peer) trên hai sàn giao dịch.

Mặc dù Huobi và Kucoin không trực tiếp nhận tiền từ các ngân hàng kia, Giám đốc điều hành Inca Digital Adam Zarazinski vẫn khẳng định hai sàn giao dịch này đã vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế của Mỹ và châu Âu. 

Báo cáo còn chỉ ra những thiếu sót trong chính sách của Binance, vì sàn đã cung cấp cho người dùng Nga “nhiều cách thức” mua crypto trên thị trường P2P của mình. Đáp lại, Binance phủ nhận cáo buộc trên. 

Sàn khẳng định thông báo chặn các khoản tiền gửi pháp định (fiat) có nguồn gốc từ thẻ thanh toán Nga vào tháng 03/2022. Binance cũng cam kết luôn yêu cầu KYC kỹ lưỡng và thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt. 

Mặt khác, ByBit cũng nằm trong báo cáo của Inca Digital. Theo đó, sàn vẫn cho phép người dùng chuyển đổi giữa đồng rúp Nga và crypto thông qua thị trường P2P và tiền gửi fiat. 

Song vẫn có nhiều sàn giao dịch tuân thủ quy định, chặn người dùng Nga. Blockchain.com, Crypto.com và LocalBitcoins đã làm việc này từ tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, Coinbase thậm chí đã không tiếp đón cư dân Nga trước tháng 03/2022 và Binance hạn chế dịch vụ đối với người dùng Nga vào tháng 04/2022.

Cấm vận là một công cụ mạnh mẽ giúp Mỹ gia tăng tầm ảnh hưởng của mình lên các nước thù địch. Song, tiền mã hóa là một giải pháp tuyệt vời để tránh các lệnh trừng phạt, vì crypto không vận hành trong hệ thống ngân hàng truyền thống khiến chính phủ khó lòng kiểm soát.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Nghi phạm gây ra vụ hack Platypus Finance đã bị bắt giữ

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ hai nghi phạm được cho là có liên quan đến hành vi tấn công vào nền tảng Platypus Finance hồi giữa tháng này. 

Nghi phạm gây ra vụ hack Platypus Finance đã bị bắt giữ

Theo Platypus Finance, nền tảng hệ Avalanche đã bị rút cạn 9,1 triệu USD vào ngày 16/02, cảnh sát Pháp đã bắt giữ hai người tình nghi có liên quan đến vụ hack giao thức. 

Dự án đã hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật truy tìm danh tính của thủ phạm và truy vết tài khoản được dùng để rút số tiền bị đánh cắp, trong khuôn khổ giúp đỡ từ ZachXBT – người đã chỉ đích danh kẻ đứng sau vụ hack và sàn giao dịch Binance. 

Như Coin68 đã đưa tin, tối ngày 16/02, tin tặc đã tấn công flash loan vào Platypus Finance và đánh cắp gần 9,1 triệu USD. Kể từ đó, Platypus đã đưa ra tuyên bố xác nhận sự cố bảo mật và cho biết đang nỗ lực làm việc với các bên để tìm ra thủ phạm.  

Khoảng 2,4 triệu stablecoin USDC đã được thu hồi, nhờ sự giúp sức của BlockSec. Công ty bảo mật blockchain này đã phát hiện ra sơ hở của kẻ tấn công và lấy được tiền. Ngoài ra, nền tảng còn khôi phục được 1,5 triệu USDT.

Để ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai, Platypus Finance cam kết sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo mật cho nền tảng của mình. 

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

68 Trading Plan (27/02 – 05/03/2023) – Thận trọng chờ đợi phản ứng giá

68 Trading Plan (27/02 – 05/03/2023) – Thận trọng chờ đợi phản ứng giá

Review plan giao dịch tuần trước

Trong plan tuần trước, chúng ta đã có nhận định khá đúng vào nửa thời gian đầu, khi dự đoán BTC sẽ sideway trong range giá từ 23.500 đến 25.200 USD và tiếp tục chờ cơ hội long altcoin. Một số kèo long/buy spot đều có lợi nhuận tốt. 

Tuy vậy, sau đó, giá đã dump mạnh và breakout ra khỏi vùng sideway. Lúc này, chúng ta cần chấp nhận plan đã sai. Vì vậy, tạm thời, mình đã cho anh em ngưng hết kèo long và đợi plan mới.

Ngoài những tín hiệu trong plan cố định theo tuần, 68 Trading còn thường xuyên call thêm nhiều kèo chất lượng khác trên Telegram, vì vậy anh em đừng quên tham gia ngay cộng đồng của tụi mình để nhận những phân tích, chia sẻ và kèo hoàn toàn miễn phí nhé!

Tham gia ngay cộng đồng 68 Trading để nhận thêm nhiều kèo chất lượng!

Phân tích và nhận định Bitcoin (BTC) tuần tới

Như vậy, giá đã không thể breakout thực sự khỏi kháng cự khung tuần (vùng 24.200 USD) mà chỉ tạo ra 2 lần fake-breakout. Đây là một tín hiệu quan trọng cho thấy lực bán tại vùng giá này vẫn đang áp đảo lực mua.

Đồ thị 1W của cặp BTC/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Khung D chúng ta thấy một số dấu hiệu tích cực khi giá vẫn nằm trên hỗ trợ 22.800, đồng thời có một đường trendline tăng “đỡ” ở phía dưới. Vì vậy, trong vài ngày tiếp theo, giá BTC có thể sẽ chưa tiếp tục đà giảm mà sideway trong range từ 22.800 – 24.000 USD.

Đồ thị 1D của cặp BTC/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Lúc này, chúng ta sẽ có 2 plan cho BTC:

Plan 1:

Giá bật tăng quay trở lại vùng 24.000 – 24.200 USD với volume yếu, khi đó, mô hình vai – đầu – vai có thể xảy ra và giá sẽ tiếp tục đảo chiều trở về các mốc 23.000 USD và thấp hơn.

Đồ thị 1D của cặp BTC/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Trong trường hợp giá phá vỡ luôn hỗ trợ phía dưới và trendline, suy ra giá có thể đi xuống thấp hơn về 20.000 – 21.600 USD.

Như vậy, với plan này, chúng ta có thể entry short khi:

  1. Giá quay trở lại 24.000 – 24.200 và lực mua yếu dần, timeframe nhỏ xuất hiện các tín hiệu sell. Entry này sớm nhưng sẽ risk hơn.
  2. Giá breakout cản dưới và trendline, sau đó test lại vùng này (đâu đó khoảng 22.800 – 23.000 USD) => Lúc ấy mô hình vai – đầu – vai sẽ được xác nhận.

Plan 2:

Plan này giá sẽ sideway trong range 22.800 – 24.200 USD, sau đó tôn trọng hỗ trợ và test lại trendline và bật lên tiếp tục đi theo xu hướng tăng.

Đồ thị 1D của cặp BTC/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Để plan này kích hoạt, chúng ta cần có 2 tín hiệu quan trọng:

  1. Giá tôn trọng hỗ trợ 22.800 USD và trendline dưới.
  2. Giá breakout được 24.200 USD một cách mạnh mẽ.

Như vậy, việc của chúng ta bây giờ chủ yếu là chờ đợi phản ứng tại các vùng giá quan trọng là 22.800 và 24.200 USD.

BTC.D

Chỉ số Bitcoin Dominance (BTC.D), ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Như plan tuần trước, mình có nhận định BTC.D khá bullish và anh em nên chốt bớt vị thế cho Altcoin. Nguyên nhân khá dễ hiểu, khi BTC.D đi như vậy, dù BTC tăng hay giảm thì Altcoin đều khá xấu. Hiện tại, BTC.D đang sideway trong khung D, chúng ta chưa có nhiều tín hiệu để nói về nó lúc này. Tuy nhiên, khả năng cao BTC.D có thể chỉnh nhẹ sau đó break theo hướng lên để tiếp tục xu hướng trước đó (xác suất xảy ra cao hơn).

Một số plan cho Altcoin

DYDX

Đồ thị 1W của cặp DYDX/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

DYDX đã breakout cản khung W và hiện tại vẫn đang cho thấy sự tôn trọng vùng kháng cự cũ (hiện tại là hỗ trợ, 2.3 USD). Chúng ta có quyền nghĩ đến một kịch bản đẹp sau khi sideway DYDX sẽ bật tăng tiếp tục.

Đồ thị 1W của cặp DYDX/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Với DYDX, anh em có thể vào lệnh theo 2 plan sau:

Plan 1: Giá breakout cản khung D và trendline (vùng 2.9 USD), sau đó test lại.

Plan 2: Giá tiếp tục sideway và quay trở lại vùng 2.3 – 2.5 USD thêm một lần nữa để lấy thanh khoản.

Đồ thị 1D của cặp DYDX/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Ngoài phân tích kỹ thuật, DYDX cũng được hưởng lợi từ fud của sàn Binance Úc khi tự ý đóng các vị thế của trader. Thêm một lần nữa, vấn đề về phi tập trung của các sàn đang được cộng đồng khá quan tâm.

BLUR

BLUR cũng đang có một setup khá tiềm năng để giao dịch theo khung 4H.

Đồ thị 1D của cặp BLUR/USDT trên sàn Binance Futures, ảnh chụp màn hình TradingView vào chiều ngày 26/02/2023

Anh em có thể đợi giá phá vỡ vùng kháng cự tại 0.88 USD sau đó kiểm tra lại thì vào lệnh long. Setup này sẽ không có hiệu lực chừng nào giá chưa thể break khỏi vùng 0.88 USD.

Tin tức vĩ mô

Tuần tới sẽ không có quá nhiều tin tức lớn cần chú ý. Anh em có thể tập trung vào 2 tin tức khá quan trọng sau:

Ngày 28/02/2023, vào lúc 22 giờ 00 phút (giờ Việt Nam), Conference Board (CB) sẽ công bố số liệu về niêm tin tiêu dùng. Số liệu càng cao thì thể hiện niềm tin của người tiêu dùng càng cao. Nếu số liệu công bố cao hơn dự đoán sẽ được xem là xu hướng tích cực cho đồng USD và ngược lại.

Tiếp đó, ngày 02/03, vào lúc 20 giờ 30 phút, Mỹ sẽ công bố số liệu Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Nếu số liệu thực tế cao hơn dự báo, thể hiện sự tiêu cực cho đồng USD và ngược lại.

Ngoài những nhận định nói trên, anh em có thể tham gia Channel 68 Trading để được cập nhật liên tục những kế hoạch giao dịch/nhận định/kèo chất lượng từ tụi mình. Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo!

Có thể bạn quan tâm:

Chiêu độc khiến chủ nhân lộ mật khẩu, bị rút sạch tiền trên điện thoại

Thời gian gần đây ở Mỹ xuất hiện tình trạng kẻ trộm âm thầm theo dõi người dùng điện thoại thông minh đăng nhập mật khẩu ở nơi đông người. Biết được mật khẩu, kẻ xấu sau đó đánh cắp thiết bị và rút sạch tiền trong tài khoản nạn nhân.

Điều tra của tờ The Wall Street Journal (Mỹ) cho thấy chiêu trò của nhóm này thường đến quán bar, các buổi tiệc đông người … rồi làm quen với "con mồi".

Chúng sau đó âm thầm quan sát người dùng mở khóa bằng mật mã rồi ghi nhớ. Kẻ xấu cũng có thể lấy cớ mượn điện thoại để chụp ảnh rồi cố ý tắt nguồn. Chủ nhân theo thói quen sẽ bật lại máy, mở khóa bằng mật mã khiến bị lộ cách thức truy cập thiết bị.

Tiếp đến, kẻ xấu sẽ tìm cách ăn trộm những chiếc điện thoại mà chúng đã biết mật khẩu, rồi rút sạch tiền trong tài khoản nạn nhân.

Sở Cảnh sát New York - Mỹ cho biết với cách thức trên đã có khoảng 40 người trở thành nạn nhân và họ đã bị kẻ xấu đánh cắp mất khoảng 300.000 USD từ thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử.

Chiêu độc khiến chủ nhân lộ mật khẩu, bị rút sạch tiền trên điện thoại - Ảnh 1.

Các loại điện thoại nói chung thường chỉ dùng mật khẩu bằng dãy số. Ảnh minh họa: The Wall Street Journal

"Có rất nhiều cách để khiến một người nhập passcode trước mặt mình" - một điều tra viên tiết lộ.

Ngoài sự chủ quan của người dùng, thiết kế phần mềm của các loại điện thoại thông minh được cho là cũng đang tồn tại một lỗ hổng khi đang quá tập trung vào passcode - chuỗi số ngắn để mở khóa thiết bị.

Chẳng hạn, để đổi mật khẩu tài khoản Apple ID trên iPhone, người dùng phải nhập passcode. Sau đó, họ chỉ cần nhập mật khẩu mới vì hệ thống không yêu cầu điền mật khẩu cũ của Apple ID.

Lỗ hổng này khiến kẻ xấu dễ dàng thay đổi mật khẩu và đăng xuất Apple ID trên các thiết bị khác của nạn nhân như máy Mac, iPad. Sau đó, chúng có thể vô hiệu hóa tính năng Find My để người dùng không thể định vị thiết bị. Kẻ xấu cũng dễ dàng đánh cắp tiền của nạn nhân vì mật khẩu trên iPhone có quyền truy cập vào các ứng dụng tài chính như Apple Pay, tài khoản ngân hàng.

Để hạn chế bị lộ mật khẩu, chuyên gia Joanna Stern của tờ The Wall Street Journal khuyên người dùng nên đổi sang mật khẩu chứa cả số và chữ nhằm gây khó khăn cho kẻ gian khi muốn theo dõi.

Bằng Hưng

MakerDAO làm rõ về quan hệ với Oasis sau vụ thu hồi tiền từ hacker Wormhole

MakerDAO, đơn vị phát hành stablecoin DAI, khẳng định Oasis chỉ là đối tác frontend của dự án, chứ không phải là sản phẩm do mình quản lý.

MakerDAO làm rõ về quan hệ với Oasis sau vụ thu hồi tiền từ hacker Wormhole

Như đã được Coin68 đưa tin, thông tin đang gây xôn xao trong cộng đồng tiền mã hóa trong những ngày gần đây là việc Oasis lợi dụng một lỗ hổng của chính mình để thu hồi 140 triệu USD ETH bị lấy cắp trong vụ tấn công cầu nối Wormhole.

Cụ thể, Oasis tuyên bố đã được một tòa án của Anh ra lệnh phải hỗ trợ lấy lại số tiền 120.000 ETH đã bị hacker Wormhole gửi vào dự án này từ tháng 1 đến nay. Dự án cho biết đã được báo cáo về một lỗ hổng trong giao thức của chính mình, cho phép chiếm quyền kiểm soát vault do người dùng lập. Sử dụng thông tin ấy, Oasis đã quyết định tuân theo yêu cầu của tòa án, lợi dụng lỗ hổng để rút toàn bộ lượng tiền bị hacker Wormhole lấy cắp và trả lại cho bên liên quan.

Sự việc khi được công bố đã gây làn sóng tranh cãi vô cùng lớn trong cộng đồng crypto trên Twitter, lo ngại rằng đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm đe dọa đến tính phi tạp trung của tiền mã hóa. Tuy nhiên, nó còn đặt ra một dấu hỏi lớn về việc liệu tiền gửi trên Oasis có còn an toàn, khi dự án này có mối quan hệ mật thiết với MakerDAO, đơn vị phát hành stablecoin phi tập trung lớn nhất thị trường lúc này là DAI.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 26/02, Maker đã giải thích về sự khác biệt giữa MakerDAO, giao thức Maker Protocol và những dự án cung cấp frontend như Oasis.

MakerDAO là đơn vị phát triển Maker Protocol, là một hệ thống smart contract xử lý vay và cho vay nhiều đồng tiền mã hóa trên Ethereum. Tuy nhiên, vì MakerDAO không xây dựng giao diện đơn giản để người dùng phổ thông dễ dàng tiếp cận đến những smart contract này, cho nên phải lệ thuộc vào những giải pháp frontend thứ ba như là Oasis. MakerDAO phủ nhận việc Oasis là một sản phẩm do họ cung cấp, thay vào đó nó chỉ là một giải pháp frontend để giúp tương tác với giao thức Maker Protocol.

Trong vụ việc hacker Wormhole, dù kẻ xấu đã gửi tiền và lập Maker Vault 30100, thế nhưng vault này được lập thông qua smart contract do Oasis triển khai, do đó đơn vị quản lý frontend mới có thể can thiệp vào vault và thực hiện giao dịch rút tiền mà không cần sự chấp thuận của chủ sở hữu.

MakerDAO cam kết các smart contract của Maker Protocol không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng của Oasis.

Tuy nhiên, lời giải thích từ dự án vẫn chưa đủ để cộng đồng bớt quan ngại. Nhiều người đã chỉ ra việc trang chủ của Maker có liên kết dẫn trực tiếp đến Oasis, cũng như video hướng dẫn mint stablecoin DAI của Maker sử dụng ví dụ của Oasis, làm người dùng mới có cảm giác rằng Oasis là sản phẩm con của Maker.

Nhà phát triển Sam MacPherson của MakerDAO thừa nhận việc để liên kết Oasis trên trang chủ của Maker có thể gây hiểu nhầm, và cho rằng dự án có thể hiển thị thêm nhiều đơn vị cung cấp frontend khác. Ông MacPherson cũng tiết lộ Oasis từng là một sản phẩm thuộc Maker Foundation, nhưng đã tách ra độc lập kể từ khi tổ chức giúp phát triển Maker này giải thể.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

Thảm cảnh sớm nở tối tàn của các dự án AI trong Crypto, khó theo kịp xu hướng AI toàn cầu

Xu hướng bùng bổ của các dự án AI trong Crypto có dấu hiệu giảm nhiệt tuần qua, bất chấp việc các tập đoàn lớn liên tục ra các sản phẩm tương tự ChatGPT.

ChatGPT vẫn được quan tâm mạnh, nhưng các dự án AI trong Crypto thì không

Khi chúng tôi thực hiện so sánh mức độ tìm kiếm của người dùng bằng công cụ Google Trend, chúng ta có thể thấy những sản phẩm trí tuệ nhân tạo như ChatGPT vẫn chưa giảm nhiệt. Mặc dù vậy, các dự án AI trong Crypto đã ít được tìm kiếm hơn.

So sánh dữ liệu Google Trend về xu hướng tìm kiếm “ChatGPT” và “AI Crypto”.
  • Cách đây một tháng, khi ChatGPT nổi đình đám toàn cầu, trend AI Cryptđã khiến nhiều dự án tăng đến ba con số. Cho đến nay, những dự án AI hàng đầu thị trường như SingularityNET (AGIX), Fetch.ai (FET) hay The Graph (GRT) cũng đã ghi nhận mức giảm hơn 30% kể từ đỉnh.
  • Hầu như đa phần các nhà đầu tư tham gia trend AI Crypto đều hiểu rằng những gì mà các dự án Crypto đang làm không liên quan gì đến ChatGPT hay trí tuệ nhân tạo mà các tập đoàn lớn đang triển khai. Chính bản thân họ cũng đón nhận xu hướng này trong một tâm lý kỳ vọng “vào sớm ra sớm” mà thôi.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư Crypto không chấp nhận quan điểm “trí tuệ nhân tạo” và “phi tập trung” là hai khái niệm có thể dung hòa được. Bố già DeFi Andre Cronje cũng là một trong những cá nhân công kích cái gọi là “trí tuệ nhân tạo phi tập trung”.

Xu hướng AI toàn cầu vẫn rất mạnh mẽ, nhưng trong Crypto thì không

Hãy thử làm một phép so sánh như sau:

  • Năm 2021, Facebook chính thức định hướng phát triển Metaverse và hàng loạt các token hệ Metaverse đã pump rất mạnh.
  • Năm 2023, mới hôm qua Facebook cũng vừa khiến cuộc đua AI trở nên nóng hơn khi ra mắt mô hình AI mới là LLaMA cạnh tranh ChatGPT. Nhưng tuyệt nhiên nó chẳng ảnh hưởng gì đến thị trường Crypto. Trước đó, Google cũng ra mắt Bard và Microsoft cũng tích hợp AI vào Bing.

Có thể thấy, xu hướng này đang mạnh mẽ dần từng ngày, nhưng các dự án AI trong Crypto hoàn toàn chưa đủ năng lực để đuổi theo.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Sàn DEX ZigZag công bố kế hoạch airdrop

Sàn DEX ZigZag chính thức công bố kế hoạch airdrop cụ thể cho những người ủng hộ nền tảng như đã tiết lộ từ năm ngoái

Sàn DEX ZigZag công bố kế hoạch airdrop

Vào ngày 24/02, sàn giao dịch phi tập trung (DEX) ZigZag đã công bố kế hoạch airdrop cho nhiều các đối tượng người dùng. Sàn sẽ có tổng cộng 7 đợt airdrop cho khoảng 110.000 địa chỉ ví, phân bổ 35.000.000 ZZ (chiếm 35% tổng cung).

Tuy nhiên, ZigZag lưu ý rằng mới chỉ công bố tiêu chí nhận airdrop và danh sách các ví hợp lệ. Sàn vẫn chưa phát hành token ZZ và gửi tiền đến bất kỳ ví nào.

Cụ thể, 7 đợt airdrop sẽ dành cho các nhóm đối tượng đã đóng góp vào hoạt động trong thời gian qua của ZigZag, gồm

  • Airdrop cho trader
  • Airdrop cho người quyên góp qua Gitcoin
  • Airdrop cho người cung cấp thanh khoản trên Atlendis
  • Airdrop cho người tham gia IDO
  • Airdrop cho market maker
  • Airdrop cho thành viên tham gia Discord
  • Airdrop cho người nắm giữ NFT POAP

Riêng đối với phần airdrop cho các trader, cũng là đối tượng được nhận airdrop đông nhất với hơn 92.000 địa chỉ ví, thì mỗi ví đủ điều kiện sẽ nhận được 300 ZZ. Điều kiện ở đây sẽ yêu cầu nhà đầu tư có hoạt động giao dịch trong vòng 1 tháng tính từ lần swap đầu tiên, và có ít nhất 4 ngày ghi nhận có giao dịch. 

Ngoài ra, để tri ân những người ủng hộ nền tảng từ hồi mới bắt đầu, ZigZag sẽ airdrop cho những người giao dịch trên sàn trước ngày 01/12/2021 mỗi người 300 ZZ, và trước ngày 01/01/2022 mỗi người 100 ZZ. 

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tham gia IDO đời đầu cũng sẽ có suất nhận airdrop dù không có trong danh sách top giao dịch. Sàn sẽ phân bổ theo số lượng ZZ nhà đầu tư nắm giữ, cứ với 1 ZZ mua trước đó sẽ nhận được 3 ZZ, suất airdrop IDO sẽ trao về 5.500 địa chỉ ví.

Người dùng có thể kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách nhận airdrop hay không bằng cách tra cứu địa chỉ ví tại các file mà ZigZag đính kèm trên bài đăng thông báo.

ZigZag được biết đến là một sàn DEX với cơ chế orderbook (có sổ lệnh và đặt lệnh), được hỗ trợ bởi công nghệ ZK-Rollups. ZigZag đã triển khai mainnet trên ZkSync, StarkNet và Arbitrum – những giải pháp layer-2 giúp tăng tốc độ giao dịch và cải thiện phí giao dịch đắt đỏ của Ethereum.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 

Có thể bạn quan tâm:

Oasis “tự hack bản thân” để khôi phục 120.000 ETH thiệt hại từ vụ tấn công Wormhole

Oasis được cho là đã giúp quỹ đầu tư Jump Crypto lấy lại 140 triệu USD ETH bị lấy cắp trong vụ tấn công cầu nối Wormhole hồi tháng 02/2022.

Oasis “tự hack bản thân” để khôi phục 120.000 ETH thiệt hại từ vụ tấn công Wormhole. Ảnh: Protos

Theo thông báo đăng tải sáng ngày 25/02, Oasis – dự án chuyên tạo vault vay tiền và nhận lãi suất có liên kết đến MakerDAO và DAI – cho biết đã khôi phục thành công 120.000 ETH, trị giá 140 triệu USD ở thời điểm thực hiện bài viết, từ vụ tấn công cầu nối Wormhole và hoàn trả lại cho chủ cũ.

Đáng chú ý, đơn vị này khẳng định đã được Tòa án Tối cao của Anh Quốc và Wales ra lệnh phải là mọi cách lấy lại tiền.

Như đã được Coin68 đưa tin, vào tháng 02/2022, cầu nối Wormhole kết nối Solana với Ethereum đã bị tin tặc tấn công, dẫn đến thất thoát số tiền lên đến 120.000 ETH, trị giá tận 325 triệu USD tại thời điểm đó. Chỉ ít giờ sau khi vụ hack diễn ra, quỹ đầu tư Jump Crypto hậu thuẫn cho Wormhole cho biết sẽ chi tiền để khắc phục toàn bộ thiệt hại.

Oasis tiết lộ kẻ tấn công vào cuối tháng 01/2023 đã sử dụng giải pháp vault và ví tiền đa chữ ký (multisig) của họ để lưu trữ số tiền bẩn, rồi tham gia liquid staking ETH. Sau khi được hacker mũ trắng báo cáo phát hiện một lỗ hổng liên quan đến thiết kế quyền truy cập đến multisig vào hôm 16/02/2023, Oasis đã quyết định lợi dụng lỗi ấy để “lừa” ví hacker cho chuyển tài sản ra bên ngoài và lấy lại toàn bộ tiền thông qua một loạt giao dịch được thực hiện vào hôm 21/02.

Dự án đã hoàn trả tiền khôi phục được cho một “bên thứ ba được ủy quyền”, khả năng cao chính là Jump Crypto.

Oasis viết:

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh hành động trên chỉ vì mục đích duy nhất là bảo vệ lợi ích của người dùng trong tình huống bị tấn công, cho phép chúng tôi nhanh chóng vá lỗi. Từ trước đến giờ vẫn chưa có trường hợp nào tài sản của người dùng trên Oasis bị truy cập trái phép.”

Tuy nhiên, những quyết định của Oasis đang gây tranh cãi rất lớn trong cộng đồng tiền mã hóa trên Twitter, cho rằng nó sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm đe dọa đến tính bất biến của blockchain, cũng như để dự án DeFi có thể bị pháp luật áp lực để thực hiện những hành động “tự hack bản thân” như trên.

Đó còn chưa kể đến việc ví do Oasis cung cấp đáng lẽ phải là ví non-custodial do người sử dụng nắm private key và có toàn quyền quản lý, đồng nghĩa với việc đơn vị này không thể đơn phương can thiệp như vậy.

Cả Wormhole và Jump vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ việc.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao giá Bitcoin hôm nay lại giảm?

Động lực tăng giá đã thúc đẩy giá Bitcoin (BTC) lên mức cao nhất năm 2023 là 25.000 USD vào ngày 16 tháng 2 và ngày 20 tháng 2 dường như đã suy yếu. Việc tạm dừng đà tăng giá dường như có liên quan đến dữ liệu lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến, khả năng Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất cao hơn và một lượng lớn thanh lý vị thế long.

Giá Bitcoin giảm theo sau sự sụt giảm trên toàn thị trường và các nhà phân tích lo ngại rằng thị trường tiền điện tử tiếp tục đối mặt với nguy cơ đáng kể từ các quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Hãy cùng xem xét kỹ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến giá Bitcoin ngày hôm nay.

Cổ phiếu giảm do dữ liệu lạm phát cao

Cổ phiếu và Bitcoin sụt giảm sau khi Cục phân tích kinh tế (BEA) công bố báo cáo Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) vào ngày 24 tháng 2, cho thấy lạm phát tăng 5,4% trong tháng 1 so với năm trước. Lạm phát lõi, một trong những công cụ ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang để đánh giá lạm phát, đã tăng 4,7% so với tháng 1 năm 2022.

Chỉ số giá PCE. Nguồn: BEA

Trong khi mối tương quan giữa Bitcoin và chứng khoán đạt mức thấp nhất kể từ năm 2021 vào ngày 22 tháng 2, giá Bitcoin vẫn có mối tương quan chặt chẽ với thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư trước đây đã bày tỏ lo ngại mạnh mẽ về khả năng suy thoái sắp tới của nền kinh tế Mỹ.

Bitcoin, Chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S&P 500. Nguồn: TradingView

Trong khi một số nhà phân tích tin rằng giá hiện tại của Bitcoin thể hiện cơ hội mua hàng thế hệ, thì những người khác tin rằng mối tương quan chặt chẽ của BTC với chỉ số đô la Mỹ (DXY) và chứng khoán được phản ánh bởi sự yếu kém về giá để duy trì mức 24.000 USD.

Giá bitcoin đang phản ứng với kỳ vọng đồng thuận của thị trường rằng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát, điều này sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất.

Lãi suất tăng ở Mỹ và nước ngoài ảnh hưởng đến giá Bitcoin

Báo cáo PCE là công cụ yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang để đánh giá lạm phát. Và với việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell vẫn đặt mục tiêu đạt mức lạm phát tổng thể 2%, các đợt tăng lãi suất tiếp theo được kỳ vọng. Lạm phát đã là một yếu tố quyết định trong việc tăng lãi suất. Để chống lại lạm phát, Chủ tịch Powell có thể không xoay chuyển được chiến lược tăng lãi suất mạnh mẽ.

Báo cáo PCE đang dẫn dắt thị trường suy đoán rằng việc tăng lãi suất 0,5% có thể xảy ra tại cuộc họp của FOMC vào ngày 22 tháng 3.

Xác suất tăng lãi xuất. Nguồn: CME Group

Do lạm phát liên tục kéo dài, một số nhà phân tích tin rằng Bitcoin đang trải qua một mùa đông lạnh giá và giá có thể tiếp tục biến động trong thời gian dẫn đến cuộc họp FOMC.

Vào ngày 24 tháng 2, trong khoảng thời gian 5 giờ, hơn 95 triệu USD Bitcoin đã được thanh lý. Khi các lệnh long BTC được thanh lý mà không có áp lực mua, giá Bitcoin bị ảnh hưởng tiêu cực. Mặc dù việc nới lỏng tiền tệ gần đây của Trung Quốc đã bơm 92 tỷ USD thanh khoản cho nền kinh tế Trung Quốc, nhưng điều đó không ngăn được việc thanh lý long BTC.

Thanh lý BTC. Nguồn: Coinglass

Có cơ hội nào để giá Bitcoin đảo ngược hướng đi không? 

Vào ngày 23 tháng 1 và ngày 24 tháng 1, thị trường tương lai Bitcoin đã chứng kiến ​​230 triệu USD bị thanh lý trên các vị thế long. Điều này gây thêm áp lực lên giá BTC. Khi các lệnh mua BTC được thanh lý mà không có áp lực mua từ khối lượng giao dịch, giá Bitcoin bị ảnh hưởng tiêu cực.

Khối lượng BTC-USD thực hàng ngày. Nguồn: Arcane Research

Sự gia tăng gần đây về khối lượng giao dịch Bitcoin có thể là do Binance đã loại bỏ phí giao dịch. Vetle Lunde, nhà phân tích cấp cao tại Arcane Research đã phỏng đoán từ dữ liệu rằng:

Tuy nhiên, khối lượng vẫn tập trung vào Binance sau khi Binance loại bỏ phí giao dịch. Khối lượng trên các sàn giao dịch giao ngay khác nằm dưới mức đỉnh từ tháng 1 ở mức 680 triệu USD, vì khối lượng của Binance vẫn chiếm 95% khối lượng giao ngay BTC hàng ngày.

Nếu đây là trường hợp, điều đó có nghĩa là không có áp lực mua lớn đối với các khoản thanh lý long của Bitcoin dẫn đến sự sụt giảm hơn nữa. Và với các hành động gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) chống lại Binance, nhiều tài sản đang chảy ra khỏi các sàn giao dịch.

Những bất ổn ngắn hạn trong thị trường tiền điện tử dường như không làm thay đổi triển vọng dài hạn của các nhà đầu tư tổ chức. Theo Giám đốc điều hành BNY Mellon Robin Vince, một cuộc thăm dò do ngân hàng ủy quyền cho thấy 91% các nhà đầu tư tổ chức quan tâm đến việc đầu tư vào tài sản mã hóa trong những năm tiếp theo.

CME, một công cụ hàng đầu để các nhà đầu tư tổ chức tiếp xúc với Bitcoin, đã chứng kiến ​​sự thống trị của nó tăng lên vào năm 2023. Mối quan tâm mở đối với Bitcoin tương lai của CME đã tăng 8.000 BTC kể từ ngày 17 tháng 2.

Lãi suất mở hợp đồng tương lai BTC CME. Nguồn: Arcane Research

Dữ liệu cho thấy các tùy chọn BTC CME cũng đại diện cho phần lớn lãi suất mở của Bitcoin.

Trong ngắn hạn, lo lắng rất cao với việc giá Bitcoin bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện kinh tế vĩ mô và cũng có khả năng các đợt tăng lãi suất tiềm năng tại FOMC tiếp theo cũng có một số ảnh hưởng đến giá BTC.

Về lâu dài, những người tham gia thị trường vẫn kỳ vọng giá Bitcoin sẽ tăng lên, đặc biệt là khi nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính dường như đang chuyển sang tiền kỹ thuật số cho mục đích thanh toán ngay cả trong bối cảnh hỗn loạn.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng internet do tỉ phú Elon Musk cung cấp

Việc triển khai cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Philippines đã được Tập đoàn công nghệ SpaceX xác nhận.

Trang Philstar.com cho biết đây kết quả sau nhiều cuộc thảo luận trong nhiều năm giữa SpaceX với chính phủ Philippines.

"Đến cuối năm ngoái, Ủy ban Viễn thông Quốc gia của Philippines mới phê duyệt cấp cho phép SpaceX cung cấp dịch vụ tại Philippines và đến nay dịch vụ này mới chính thức được phủ sóng" - trang Philstar.com nhấn mạnh.

Điều đó đồng nghĩa Philippines đã trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được sử dụng dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX - tập đoàn công nghệ do tỉ phú Mỹ Elon Musk sáng lập.

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sử dụng internet do tỉ phú Elon Musk cung cấp - Ảnh 1.

Tỉ phú Elon Musk trong bài phát biểu về internet vệ tinh Starlink ở Mỹ. Ảnh: Philstar.com

Starlink là dịch vụ internet sử dụng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO). Để sử dụng internet từ Starlink, người dùng Philippines phải mua thiết bị phần cứng để thu phát sóng với giá 29.320 peso (12,6 triệu đồng) và phí thuê bao hàng tháng 2.700 Peso (1,16 triệu đồng). Họ cần đặt hàng và chờ 2-3 tuần trước khi nhận thiết bị và có thể kết nối.

SpaceX cho phép người dùng Philippines sử dụng miễn phí trong 30 ngày đầu tiên trước khi tính phí dịch vụ. Công ty của tỉ phú Mỹ cũng không yêu cầu người dùng Philippines phải ký hợp đồng cam kết thời gian sử dụng dịch vụ, nghĩa là họ có thể hủy bỏ dịch vụ Starlink bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi hủy bỏ dịch vụ người dùng sẽ không được hoàn lại tiền đã dùng để mua các thiết bị sử dụng cho việc kết nối.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy ở Philippines, cứ 100 người thì chỉ có 7 người đăng ký và sử dụng mạng băng thông rộng cố định, tụt hậu hơn so với các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Thái Lan.

Được biết, tốc độ tải xuống của internet vệ tinh Starlink trong khoảng 50-200 Mbps, cao hơn tốc độ trung bình của internet cáp quang - nhưng dịch vụ vệ tinh đắt đỏ hơn và thường chỉ được sử dụng ở những nơi khó tiếp cận.

Bằng Hưng

Tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube

Nhờ tính năng này, khán giả có thể xem video lồng tiếng bằng ngôn ngữ chính của mình, qua đó tiếp cận thêm nhiều nội dung mà trước đó có thể họ chưa từng trải nghiệm. Đối với nhà sáng tạo, tính năng này sẽ giúp họ mở rộng phạm vi tiếp cận trên toàn cầu và tìm được khán giả mới cho kênh của mình. Qua các cuộc thử nghiệm ban đầu với một số ít nhà sáng tạo, YouTube ghi nhận hơn 3.500 video đa ngôn ngữ đã được đăng tải với trên 40 thứ tiếng. 

Tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube - Ảnh 1.

Tính năng âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube. Ảnh: GOOGLE

N.Phú

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Decanect (DCNT Token): Một nền tảng giáo dục phi tập trung ưu tiên quyền riêng tư và bảo mật của người dùng

Nền tảng Decanect là gì và vai trò của mã thông báo DCNT là gì?

Decanect là một nền tảng giáo dục phi tập trung cho phép người dùng nâng cao kiến ​​thức về tiền điện tử bằng cách hoàn thành các khóa học giáo dục trên nền tảng Decanect và kết nối với nhau mà không cần trung gian tập trung.

Nền tảng này được thiết kế để ưu tiên quyền riêng tư, bảo mật và quyền kiểm soát của người dùng, cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn thông tin của họ và cho phép họ chọn người mà họ chia sẻ thông tin đó.

Mã thông báo DCNT là một phần quan trọng của nền tảng Decanect. Nó được thiết kế để khuyến khích sự tham gia của người dùng và giúp người dùng có tiếng nói trong định hướng của nền tảng. Nếu quan tâm đến việc tham gia các khóa học trên nền tảng Decanect, bạn có thể đăng ký một tài khoản miễn phí và tham gia các khóa học theo tốc độ mong muốn của mình.

Bạn sẽ được thưởng điểm khi hoàn thành khóa học mà bạn có thể chuyển đổi thành NFT miễn phí cho phép bạn mở khóa nhiều tính năng trên nền tảng hơn.

Tổng quan về Decanect Token

Tên token: DCNT

Tổng cung: 10.000.000

Tổng số lưu hành: 1.000.000

Niêm yết trên Coinstore.com

Cặp giao dịch: DCNT/USDT

Thời gian giao dịch: ngày 17 tháng 2 năm 2023, 06:00 (UTC)

Thời gian rút tiền: ngày 16 tháng 2 năm 2023, 20:00 (UTC)

Các tính năng chính của nền tảng Decanect là gì?

Các khóa học về tiền điện tử: Nền tảng khóa học của Decanect cho phép người dùng có được kiến ​​thức về tiền điện tử và chuyển đổi điểm thưởng của họ thành NFT miễn phí.

Trò chuyện nhóm: Decanect cho phép người dùng tạo và tham gia các cuộc trò chuyện nhóm, giúp dễ dàng kết nối với những người có cùng chí hướng.

Cộng đồng: Decanect cho phép người dùng tạo và tham gia cộng đồng của những cá nhân có chung sở thích. Tính năng này giúp bạn dễ dàng kết nối với những người có chung đam mê và sở thích với mình.

Hệ thống mã thông báo: Decanect cung cấp một hệ thống mã thông báo duy nhất cho phép người dùng kiếm phần thưởng khi họ tham gia vào nền tảng. Hệ thống này được thiết kế để khuyến khích sự tham gia và giúp phát triển nền tảng.

Kiểm soát người dùng: Decanect cung cấp cho người dùng toàn quyền kiểm soát thông tin của họ và cho phép họ chọn người mà họ chia sẻ thông tin đó. Nền tảng này được thiết kế để ưu tiên quyền riêng tư và bảo mật của người dùng, đảm bảo rằng người dùng có thể tự tin kết nối.

Các tiện ích của mã thông báo Decanect (DCNT) là gì?

Thanh toán cho các dịch vụ nền tảng: Người dùng có thể kiếm điểm bằng cách hoàn thành các khóa học, sau đó chuyển đổi các điểm đó thành NFT để truy cập các dịch vụ khác nhau trên nền tảng Decanect, chẳng hạn như tham gia cộng đồng hoặc truy cập các tính năng cao cấp.

Phần thưởng cho sự tham gia của người dùng: Decanect thưởng cho người dùng bằng mã thông báo DCNT cho sự tham gia của họ trên nền tảng. Điều này khuyến khích người dùng tích cực hơn và giúp phát triển nền tảng.

Quản trị cộng đồng: Mã thông báo DCNT có thể được sử dụng để tham gia quản trị cộng đồng trên nền tảng. Điều này cho phép người dùng có tiếng nói trong định hướng của nền tảng và giúp đảm bảo rằng các nhu cầu của cộng đồng được đáp ứng.

Kênh truyền thông chính thức của Decanect

Website | Twitter (@Decanect) | Telegram

Về Coinstore.com

Khả năng tiếp cận. Bảo vệ. Vốn chủ sở hữu.

Là một nền tảng toàn cầu hàng đầu về tiền điện tử và công nghệ blockchain, Coinstore.com tìm cách xây dựng một hệ sinh thái cho phép mọi người truy cập vào tài sản kỹ thuật số và công nghệ blockchain. Với hơn 1,8 triệu người dùng trên toàn thế giới,Coinstore.com đặt mục tiêu trở thành nền tảng giao dịch tiền điện tử và nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số được ưa thích trên toàn thế giới.

Liên hệ với Coinstore

Song Yuchen, Marketing Director | yuchen@coinstore.com

Bommi Hua, Marketing Manager | Bommi.hua@coinstore.com

Jennifer Lu, Co-Founder | Jennifer.lu@coinstore.com

Các kênh truyền thông chính thức của Coinstore

Website | Twitter | Discord | Facebook | Nhóm thảo luận Telegram | Medium | Instagram | Youtube | TikTok

Đây là một bài viết của đối tác, không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Hơn 53.000 NFT của Coinbase đã được mint nhân dịp ra mắt layer-2

Cho đến hiện hành, người dùng đã chi 462.000 USD phí giao dịch để mint NFT nhân ngày ra mắt testnet Layer-2 Base của Coinbase. 

Hơn 53.000 NFT của Coinbase đã được mint nhân dịp ra mắt layer-2

Như Coin68 đã đưa tin, tối ngày 23/02, Coinbase đã chính thức tung ra sản phẩm mới của mình – giải pháp layer-2 Base dưới sự cộng tác với Optimism. 

Theo đó, Base được xây dựng dựa trên mã nguồn mở của OP Stack – bộ công cụ hỗ trợ phát triển superchain được Optimism giới thiệu trước đó. Đồng thời, mạng lưới mới sẽ dùng ETH làm đơn vị trả phí gas cho các hoạt động trong hệ sinh thái và sàn không có kế hoạch phát hành token riêng cho Base.

Hơn 53.000 NFT đã được “free mint”

Nhân cột mốc đáng chú ý trên, Coinbase đã phát hành một NFT dưới hình thức free mint trên Ethereum, tức người dùng chỉ tốn phí giao dịch để có được chúng. NFT được thiết kế hoàn toàn giống nhau, với biểu tượng chấm tròn màu xanh, như những gì đã “mập mờ” trước đó. 

Tính đến thời điểm đưa tin, người dùng đã chi tổng cộng 462.500 USD phí giao dịch để mint hơn 53.000 NFT của Coinbase và con số này đang liên tục tăng. 

Tổng phí giao dịch thực hiện mint NFT Coinbase, tính đến 07:55 AM ngày 24/02/2023

Mặt khác, giá sàn cho một chiếc NFT này đang được niêm yết là 0,0066 ETH (khoảng 11 USD) trên OpenSea. Tổng khối lượng mua bán trên marketplace này là 316 ETH, tương đương với 522.000 USD. 

Giá sàn cho một NFT Coinbase trên OpenSea

Trong quá khứ, Optimism cũng từng mở free mint NFT cho những ai đăng ký Mirror. Cho đến nay, 23.719 NFT đã được mint nhưng vì được triển khai trên mạng Optimism, nên dẫu sao phí giao dịch cũng thấp hơn nhiều.

Người dùng “ngộ nhận” layer-2 mới là Base Protocol

Sau khi thông tin layer-2 Base được công bố tối qua và mặc dù đã khẳng định mạng lưới mới sẽ không có token riêng, cộng đồng vẫn có người nhầm lẫn thành token BASE của Base Protocol. 

Từ đó, nhiều nhà đầu cơ đã gom BASE, đẩy giá token này lên kịch trần 7,5 USD trong ngày. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, giá BASE đã tăng gần bốn lần, trước khi quay đầu giảm về mốc giá 2,1 USD hiện tại.  

Đồ thị 1h của cặp BASE/USDT trên sàn Gate.io vào lúc 08:00 AM ngày 24/02/2023. Nguồn: Tradingview

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Có thể bạn quan tâm: